Du lịch

Khám phá bản đồ du lịch Việt Nam 2016

Với những người yêu thích chủ nghĩa xê dịch, bản đồ du lịch Việt Nam là một trang bị rất hữu ích. Bản đồ này không chỉ xác định hướng đi mà còn chỉ rõ những địa điểm tham quan thú vị trên khắp mọi miền tổ quốc.


Khi ngành công nghiệp “không khói” bắt đầu phát triển, nhiều sản phẩm bản đồ du lịch ra đời nhưng chưa thật sự đầy đủ các thông tin phục vụ cho nhu cầu khám phá.

Là một người đặt chân đến gần như mọi "ngõ ngách" của Việt Nam, ông Trương Hoàng Phương, giảng viên ngành Địa chất, chuyên gia khám phá, rất muốn ghi lại những hiểu biết địa lý và những địa điểm du lịch mà mình từng khám phá bằng 1 tấm bản đồ.

Từ đó, ông Phương đã lên ý tưởng về một tấm bản đồ chuyên du lịch. Đến nay, tấm bản đồ du lịch Việt Nam 2016 đã ra đời. Sản phẩm được xây dựng dựa trên nền tảng chuyên môn về địa chất và sự đam mê khám phá của ông. Đây là sản phẩm ông dày công xây dựng và liên tục cập nhật trong 10 năm qua.

Ông Trương Hoàng Phương bên tấm bản đồ của mình.

Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa trung bình ở các khu vực du lịch đặc trưng.

Mỗi địa phương đều có mã đánh dấu riêng, giúp người sử dụng tra cứu nhanh vị trí.

Ví dụ: Tỉnh Yên Bái có mã B2. Khi tra cứu, dựa vào "kinh độ" B, "vĩ độ" 2, có thể nhìn thấy khu vực tỉnh Yên Bái. ( B2 do tác giả quy ước nhằm dễ dàng tra cứu bản đồ)

Bên cạnh bản đồ chính, những bản đồ phụ thể hiện giao thông khu vực trung tâm một số thành phố trực thuộc trung ương.

Với tỉ lệ 1cm tương đương 12 km, xác định hai điểm gần nhau khá đơn giản, nhưng việc xác định khoảng cách 2 địa điểm cách xa nhau là rất khó. Bản tra cứu này sẽ giúp người sử dụng biết được khoảng cách thực ở 2 địa điểm cách xa nhau.

Bản đồ chỉ rõ nơi nào có hang động, bản làng dân tộc, phong cảnh đẹp…

Con số 50 nằm giữa Mường Lầm và Chiềng Sơ là khoảng cách thực, tương đương 50 km.

Mặt trước thể hiện phần nửa trên bản đồ Việt Nam.

Màu sắc thể hiện địa hình.

Tác giả bài viết: Phạm Nguyễn

BÀI MỚI ĐĂNG


TOP