Du lịch

Kênh đào Suez - giấc mộng vĩ đại của các đế vương

Công trình làm thay đổi lịch sử giao thương của nhân loại - từng được nhiều đời Pharaoh Ai Cập và Hoàng đế Napoleon Bonaparte ấp ủ.

Ngày 17/12/1869, kênh đào Suez nối Địa Trung Hải với Biển Đó chính thức mở cửa sau 15 năm xây dựng, trải qua nhiều trì hoãn do bất đồng chính trị, thiếu sức lao động và dịch tả chết người. Khi đi vào hoạt động, tuyến đường nước dài 164 km này đã thay đổi vĩnh viễn lịch sử vận tải đường biển quốc tế, giúp tàu thuyền không phải đi qua mũi phía nam châu Phi nữa. Đây là lối tắt nối thế giới phương Đông và phương Tây. Ảnh: Hofstra.
Ngày 17/12/1869, kênh đào Suez nối Địa Trung Hải với Biển Đó chính thức mở cửa sau 15 năm xây dựng, trải qua nhiều trì hoãn do bất đồng chính trị, thiếu sức lao động và dịch tả chết người. Khi đi vào hoạt động, tuyến đường nước dài 164 km này đã thay đổi vĩnh viễn lịch sử vận tải đường biển quốc tế, giúp tàu thuyền không phải đi qua mũi phía nam châu Phi, rút ngắn 6.000 km. Đây là lối tắt nối thế giới phương Đông và phương Tây. Ảnh: Hofstra.

Kênh đào Suez hiện đại chỉ là một trong vô vàn đường thủy nhân tạo ngang dọc khắp Ai Cập. Các nhà sử học cho rằng Pharaoh Senusret III có thể đã xây dựng một kênh đào nối Biển Đỏ với sông Nile vào khoảng năm 1850 trước Công nguyên. Theo tài liệu cổ đại, Pharaoh Necho II và Darius Đại đế cũng đã khởi công và bỏ dở các dự án tương tự. Theo kế hoạch, con kênh sẽ hoàn tất vào thế kỷ 3 trước Công nguyên, dưới triều nhà Ptolemy. Thay vì là một đường nối trực tiếp như kênh đào Suez thời nay, “kênh đào của các Paraoh” sẽ xuyên qua sa mạc, nối với sông Nile để ra Địa Trung Hải.
Kênh đào Suez hiện đại chỉ là một trong vô vàn đường thủy nhân tạo ngang dọc khắp Ai Cập. Các nhà sử học cho rằng Pharaoh Senusret III có thể đã xây dựng một kênh đào nối Biển Đỏ với sông Nile vào khoảng năm 1850 trước Công Nguyên. Theo tài liệu cổ đại, Pharaoh Necho II và Darius Đại đế cũng đã khởi công và bỏ dở các dự án tương tự. Ảnh: History Channel.
Theo kế hoạch, con kênh sẽ hoàn tất vào thế kỷ 3 trước Công nguyên, dưới triều nhà Ptolemy. Thay vì là một đường nối trực tiếp như kênh đào Suez thời nay, “kênh đào của các Paraoh” sẽ xuyên qua sa mạc, nối với sông Nile để ra Địa Trung Hải. Ảnh: Collections.
Theo kế hoạch, con kênh sẽ hoàn tất vào thế kỷ 3 trước Công Nguyên, dưới triều đại Ptolemy. Thay vì là một đường nối trực tiếp như kênh đào Suez thời nay, “kênh đào của các Pharaoh” sẽ xuyên qua sa mạc, nối với sông Nile để ra Địa Trung Hải. Ảnh: Collections.
Sau khi chinh phục Ai Cập vào năm 1798, Napoleon Bonaparte đã cử một đội nghiên cứu độ khả thi của việc cắt ngang dải đất Isthmus of Suez và xây kênh đào nối từ Biển Đỏ sang Địa Trung Hải. Tuy nhiên, sau 4 cuộc khảo sát riêng, người của ông kết luận nhầm lẫn rằng Biển Đỏ cao hơn Địa Trung Hải ít nhất 9m. Họ cảnh báo Napoleon rằng nếu xây dựng kênh đào, lũ lụt sẽ ngập tràn đồng bằng sông Nile. Ảnh: Earthobservatory.
Sau khi chinh phục Ai Cập vào năm 1798, Napoleon Bonaparte đã cử một đội nghiên cứu độ khả thi của việc cắt ngang dải đất Isthmus of Suez và xây kênh đào nối từ Biển Đỏ sang Địa Trung Hải. Tuy nhiên, sau 4 cuộc khảo sát riêng, người của ông kết luận nhầm lẫn rằng Biển Đỏ cao hơn Địa Trung Hải ít nhất 9m. Họ cảnh báo Napoleon rằng nếu xây dựng kênh đào, lũ lụt sẽ ngập tràn đồng bằng sông Nile. Ảnh: Earthobservatory.
Tính toán sai lầm này đủ để khiến Napoleon từ bỏ dự án. Kế hoạch xây dựng kênh đào ngừng lại tới năm 1847, khi một đội các nhà nghiên cứu khẳng định rằng không có sự khác biệt lớn nào về độ cao giữa Địa Trung Hải và Biển Đỏ. Ảnh: Themideastbeast.
Tính toán sai lầm này đủ để khiến Napoleon từ bỏ dự án. Kế hoạch xây dựng kênh đào ngừng lại tới năm 1847, khi một đội các nhà nghiên cứu khẳng định rằng không có sự khác biệt lớn nào về độ cao giữa Địa Trung Hải và Biển Đỏ. Ảnh: Themideastbeast.
Kế hoạch xây dựng kênh đào Suez chính thức bắt đầu từ năm 1854, khi nhà ngoại giao người Pháp Ferdinand de Lesseps thỏa thuận được với Tổng trấn Ai Cập Said Pasha để lập ra công ty Kênh đào Suez. Việc xây dựng kênh đào khổng lồ này đòi hỏi nhiều sức lực và tiền bạc. Khởi công từ năm 1861, hàng chục nghìn công nhân (những người nghèo bị chính quyền ép làm việc) đã dùng những dụng cụ thô sơ như cuốc và xẻng để đào đoạn đầu kênh bằng tay. Tiến độ vô cùng chậm chạp. Ảnh: Cacheirofrias.
Kế hoạch xây dựng kênh đào Suez chính thức bắt đầu từ năm 1854, khi nhà ngoại giao người Pháp Ferdinand de Lesseps thỏa thuận được với Tổng trấn Ai Cập Said Pasha để lập ra công ty Kênh đào Suez. Việc xây dựng kênh đào khổng lồ này đòi hỏi nhiều sức lực và tiền bạc. Khởi công từ năm 1861, hàng chục nghìn công nhân (những người nghèo bị chính quyền ép làm việc) đã dùng những dụng cụ thô sơ như cuốc và xẻng để đào đoạn đầu kênh bằng tay. Tiến độ vô cùng chậm chạp. Ảnh: Cacheirofrias.
Dự án phải dừng lại sau khi Tổng trấn Ismail Pasha đột ngột cấm việc sử dụng lao động ép buộc vào năm 1863. Lesseps và công ty đã thay đổi cách thức và bắt đầu sử dụng hàng tăm máy đào và máy xúc hoạt động bằng hơi nước để đào kênh. Công nghệ mới này giúp họ nhanh chóng bắt kịp tiến độ vào 2 năm cuối. 75 triệu m3 đất đã được đào và dịch chuyển trong quá trình xây dựng kênh đào chính, 3/4 số đó là nhờ máy móc. Ảnh: Al-ternatehistory.
Dự án phải dừng lại sau khi Tổng trấn Ismail Pasha đột ngột cấm việc sử dụng lao động ép buộc vào năm 1863. Lesseps và công ty đã thay đổi cách thức và bắt đầu sử dụng hàng tăm máy đào và máy xúc hoạt động bằng hơi nước để đào kênh. Công nghệ mới này giúp họ nhanh chóng bắt kịp tiến độ vào 2 năm cuối. 75 triệu m3 đất đã được đào và dịch chuyển trong quá trình xây dựng kênh đào chính, 3/4 số đó là nhờ máy móc. Ảnh: Al-ternatehistory.
Khi kênh đào sắp hoàn tất sau 10 năm gian khổ, nhà điêu khắc người Pháp Frédéric-Auguste Bartholdi đã cố thuyết phục Ferdinand de Lesseps và chính quyền Ai Cập xây dựng một bức tượng có tên “Ai Cập đem ánh sáng tới châu Á” đặt ở cửa đổ ra Địa Trung Hải. Bartholdi hình dung một bức tượng phụ nữ cao 27 m, mặc quần áo của người dân Ai Cập và cầm một ngọn đuốc khổng lồ. Tượng sẽ có vai trò như hải đăng cho tàu vào kênh. Dự án của ông bị từ chối, nhưng Bartholdi không bỏ cuộc và cuối cùng đã được Mỹ chấp thuận. Bức tượng Nữ thần Tự Do nổi tiếng đặt ở cảng New York là kết quả cho sự nỗ lực của ông. Ảnh: Wakingupwisconsin.
Khi kênh đào sắp hoàn tất sau 10 năm gian khổ, nhà điêu khắc người Pháp Frédéric-Auguste Bartholdi đã cố thuyết phục Ferdinand de Lesseps và chính quyền Ai Cập xây dựng một bức tượng có tên “Ai Cập đem ánh sáng tới châu Á” đặt ở cửa đổ ra Địa Trung Hải. Đó sẽ là một bức tượng phụ nữ cao 27 m, mặc quần áo của người dân Ai Cập và cầm một ngọn đuốc khổng lồ. Tuy nhiên, ông đã bị từ chối. Ảnh: Wakingupwisconsin.
Trong Cuộc chiến 6 ngày năm 1967 giữa Ai Cập và Israel, kênh đào Suez bị đóng cửa, chặn cả hai đầu bằng mìn và tàu chìm. Lúc đó, 15 tàu chở hàng quốc tế đang kẹt giữa kênh ở hồ Great Bitter. Các tàu phải ở đó suốt 8 năm. Họ lập hẳn một cộng đồng nổi, tổ chức các trận đấu thể thao và sự kiện giải trí. Thậm chí, họ còn có cả tem riêng và hệ thống giao thương nội bộ. Cuối cùng, các tàu được rời kênh vào năm 1975, nhưng chỉ có hai tàu đủ sức thực hiện nốt hành trình. Ảnh: 7seasvessels.
Trong Cuộc chiến 6 ngày năm 1967 giữa Ai Cập và Israel, kênh đào Suez bị đóng cửa, chặn cả hai đầu bằng mìn và tàu chìm. Lúc đó, 15 tàu chở hàng quốc tế đang kẹt giữa kênh ở hồ Great Bitter. Các tàu phải ở đó suốt 8 năm. Họ lập hẳn một cộng đồng nổi, tổ chức các trận đấu thể thao và sự kiện giải trí. Thậm chí, họ còn có cả tem riêng và hệ thống giao thương nội bộ. Cuối cùng, các tàu được rời kênh vào năm 1975, nhưng chỉ có hai tàu đủ sức thực hiện nốt hành trình. Ảnh: 7seasvessels.
Kênh đào Suez được coi là tuyến đường ngắn nhất nối phía đông và phía tây nhờ vị trí địa lý đặc biệt. Đây cũng được coi là kênh đào nhân tạo đầu tiên sử dụng cho di chuyển và giao thương. Hiện nay, ước tính mỗi ngày có khoảng 50 tàu qua lại ở kênh, đem lại cho Ai Cập 5 tỷ USD mỗi năm. Ảnh: Wellentheorie/Wordpress.
Kênh đào Suez được coi là tuyến đường ngắn nhất nối phía đông và phía tây nhờ vị trí địa lý đặc biệt. Đây cũng được coi là kênh đào nhân tạo đầu tiên sử dụng cho di chuyển và giao thương. Hiện nay, ước tính mỗi ngày có khoảng 50 tàu qua lại ở kênh, đem lại cho Ai Cập 5 tỷ USD mỗi năm. Ảnh: Wellentheorie/Wordpress.
Tuy nhiên, kênh đào chỉ sâu 7,6 m, rộng 22 m dưới đáy và khoảng 60-90 m trên bề mặt, khó đáp ứng được nhu cầu của các tàu chở hàng cỡ lớn hiện đại. Năm 2014, Cục quản lý kênh đào Suez của Ai Cập đã công bố dự án tu sửa và đào sâu kênh chính trị giá 8,5 tỷ USD, giúp tăng lợi nhuận của kênh lên gấp đôi vào năm 2023. Ảnh: Huffingtonpost.
Tuy nhiên, kênh đào chỉ sâu 7,6 m, rộng 22 m dưới đáy và khoảng 60-90 m trên bề mặt, khó đáp ứng được nhu cầu của các tàu chở hàng cỡ lớn hiện đại. Năm 2014, Cục quản lý kênh đào Suez của Ai Cập đã công bố dự án tu sửa và đào sâu kênh chính trị giá 8,5 tỷ USD, giúp tăng lợi nhuận của kênh lên gấp đôi vào năm 2023. Ảnh: Huffingtonpost.

Tác giả bài viết: Hoàng Linh

BÀI MỚI ĐĂNG


TOP