Lý do rõ ràng nhất để người dùng quan tâm vào bộ nhớ lớn hơn 32 GB do những ứng dụng trên điện thoại ngày càng phình to theo từng bản cập nhật. Ngoài ra, không phải mọi thứ đều có thể chuyển đến thẻ SD đi kèm.
Cụ thể, các dữ liệu cá nhân, ứng dụng hệ thống, dịch vụ Google Play chiếm khoảng 500 MB hoặc nhiều hơn. Bộ ứng dụng của Google như Chrome, Gmail, Maps, Drive, YouTube,.... chiếm hơn 300 MB. Phần mềm mạng xã hội của bên thứ ba như Snapchat, Facebook Messenger khá nặng, từ 100 đến 200 MB. Quá nhiều bộ nhớ cần được sử dụng nếu máy chứa tất cả những ứng dụng này.
Ngoài ra, với xu hướng nâng cao độ phân giải video lên đến 4K và số "chấm" camera ngày càng cao, hình ảnh sẽ có kích thước ngày càng lớn. Điều này cũng khiến bộ nhớ mặc định mà nhà sản xuất cung cấp cho người dùng smartphone Android dần trở nên nhỏ bé.
Cùng với đó, sự thay đổi phương thức lưu trữ của hệ điều hành Android Nougat (7.0) cũng khiến cho dung lượng ban đầu bị chiếm dụng nhiều hơn.
Theo Google, Android Nougat mới cần nhiều không gian hơn cho các phân vùng trùng lặp. Việc này giúp thiết bị nhanh chóng nâng cấp phần mềm mới, chiếc điện thoại chạy Android Nougat sẽ tạo nhiều vùng hệ thống và phân vùng nhà cung cấp.
Theo các nghiên cứu gần đây, những phân vùng trên chiếm gấp đôi dung lượng lưu trữ so với trên Marshmallow (6.0). Tuy nhiên, điều này chỉ đúng cho điện thoại cài sẵn Android 7.0 trở lên. Các máy nâng cấp từ Marshmallow lên Nougat sẽ không xảy ra hiện tượng này.
Vì các lý do trên, 64 GB dự đoán sẽ trở thành tiêu chuẩn cho flagship Android trong năm mới. Các nhà sản xuất điện thoại biết rằng, bán một chiếc điện thoại 32 GB với ứng dụng kèm theo (bloatware) vốn chiếm nhiều dung lượng sẽ gây trải nghiệm tệ đối với khách hàng. Sony đã có được bài học đó vào năm 2015, khi hãng cố gắng bán một điện thoại 8 GB mà sau khi thiết lập, thực tế còn bộ nhớ còn lại chỉ vỏn vẹn 1,3 GB.
Vì vậy, năm 2017 người dùng nên mua điện thoại Android có bộ nhớ trong lớn. Hoặc tính toán được dung lượng thực còn lại sau khi cài đặt các ứng dụng để tránh trải nghiệm không tốt cho bản thân.
Các ứng dụng phình to theo thời gian cùng bộ nhớ ít ỏi sẽ làm cho điện thoại Android trở nên nặng nề.
Cụ thể, các dữ liệu cá nhân, ứng dụng hệ thống, dịch vụ Google Play chiếm khoảng 500 MB hoặc nhiều hơn. Bộ ứng dụng của Google như Chrome, Gmail, Maps, Drive, YouTube,.... chiếm hơn 300 MB. Phần mềm mạng xã hội của bên thứ ba như Snapchat, Facebook Messenger khá nặng, từ 100 đến 200 MB. Quá nhiều bộ nhớ cần được sử dụng nếu máy chứa tất cả những ứng dụng này.
Ngoài ra, với xu hướng nâng cao độ phân giải video lên đến 4K và số "chấm" camera ngày càng cao, hình ảnh sẽ có kích thước ngày càng lớn. Điều này cũng khiến bộ nhớ mặc định mà nhà sản xuất cung cấp cho người dùng smartphone Android dần trở nên nhỏ bé.
Cùng với đó, sự thay đổi phương thức lưu trữ của hệ điều hành Android Nougat (7.0) cũng khiến cho dung lượng ban đầu bị chiếm dụng nhiều hơn.
Theo Google, Android Nougat mới cần nhiều không gian hơn cho các phân vùng trùng lặp. Việc này giúp thiết bị nhanh chóng nâng cấp phần mềm mới, chiếc điện thoại chạy Android Nougat sẽ tạo nhiều vùng hệ thống và phân vùng nhà cung cấp.
Theo các nghiên cứu gần đây, những phân vùng trên chiếm gấp đôi dung lượng lưu trữ so với trên Marshmallow (6.0). Tuy nhiên, điều này chỉ đúng cho điện thoại cài sẵn Android 7.0 trở lên. Các máy nâng cấp từ Marshmallow lên Nougat sẽ không xảy ra hiện tượng này.
Vì các lý do trên, 64 GB dự đoán sẽ trở thành tiêu chuẩn cho flagship Android trong năm mới. Các nhà sản xuất điện thoại biết rằng, bán một chiếc điện thoại 32 GB với ứng dụng kèm theo (bloatware) vốn chiếm nhiều dung lượng sẽ gây trải nghiệm tệ đối với khách hàng. Sony đã có được bài học đó vào năm 2015, khi hãng cố gắng bán một điện thoại 8 GB mà sau khi thiết lập, thực tế còn bộ nhớ còn lại chỉ vỏn vẹn 1,3 GB.
Vì vậy, năm 2017 người dùng nên mua điện thoại Android có bộ nhớ trong lớn. Hoặc tính toán được dung lượng thực còn lại sau khi cài đặt các ứng dụng để tránh trải nghiệm không tốt cho bản thân.
Tác giả bài viết: Gia Bảo
Nguồn tin: