Dưới đây là những câu nói bạn tuyệt đối không nên tùy tiện thốt ra dù cho có đang tức giận đến mấy:
“Tôi muốn ly hôn”
Khi đầu óc đang nóng bừng bừng vì giận dữ, sẽ rất dễ dàng để bạn phát ngôn ra những câu thiếu suy nghĩ và cân nhắc. Đó cũng là lúc bạn chỉ hình dung đến việc làm sao thoát khỏi cái con người đó nên tùy tiện nói ra câu: “Tôi muốn ly hôn”. Ngay cả khi nói bạn cũng không thực sự mong điều đó. Khi cả hai bình tĩnh lại, mặc dù bạn không làm thế thật, người kia cũng bỏ qua nhưng nó đã hằn lên hôn nhân của bạn một vết sạn. Nó cho thấy bạn không tôn trọng gia đình và bất cứ lúc nào cũng có thể vứt bỏ.
Khi đầu óc đang nóng bừng bừng vì giận dữ, sẽ rất dễ dàng để bạn phát ngôn ra những câu thiếu suy nghĩ và cân nhắc. (Ảnh minh họa)
“Tôi không tức giận, tôi hoàn toàn bình thường”
Những phát ngôn trong lúc bạn “bốc hỏa” chắc chắn là không đúng như những gì ở bạn lúc bình thường. Nếu bạn vừa nói ra những lời không mấy dễ nghe, đừng phủ nhận theo kiểu: “Tôi chẳng sao cả, tôi hoàn toàn bình thường và không tức giận”. Cách nói này chỉ khiến cho đối phương thấy dường như những câu nói quá quắt bạn vừa thốt ra là thật tâm.
Tốt nhất, sau hàng loạt những lời bực tức, những biểu hiện như đóng sầm cửa lại, mặt nhăn nhó, hãy thẳng thắn thừa nhận: “Em thực sự đang rất tức giận, vì thế hãy để em bình tĩnh lại một chút đi”. Khi bạn nói ra điều này, đối phương sẽ tiếp nhận những trạng thái tiêu cực trước đó của bạn chỉ là sản phẩm của cơn nóng giận chứ không phải là bản thân bạn như vậy thật.
“Anh giống y như bố anh vậy”
Khi bạn nói điều này, bạn không chỉ chê bai anh ấy mà còn đang trực tiếp chê bai đến người thiêng liêng của anh ấy: người cha. Anh ấy có thể bỏ qua những câu nói gây tổn thương của bạn dành cho anh ấy nhưng không thể bỏ qua khi bạn động tới những người thân. Câu nói này thực sự là tối kị. Hãy chê bai, góp ý và đánh giá chồng trên chính con người anh ấy chứ đừng mang thước đo bố anh ấy ra để gián tiếp đánh giá cả hai.
Anh ấy có thể bỏ qua những câu nói gây tổn thương của bạn dành cho anh ấy nhưng không thể bỏ qua khi bạn động tới những người thân. (Ảnh minh họa)
“Anh thật đúng là kẻ…” (Chèn một tính từ tiêu cực)
Khi bạn gán sau câu phán xét này một tính từ tiêu cực, bạn đang làm tổn thương anh ấy rất nhiều. Một sự việc sai lầm, thiếu sót không thể đưa đến một kết luận mang tính quy chụp như thế được. Vì vậy, không nên sử dụng những câu nặng nề này để thốt ra trong một cuộc tranh luận.
“Đó là lỗi của anh”
Thực ra, chúng ta không bao giờ có cái nhìn thấu đáo khi chúng ta đang tức giận. Việc ai đúng, ai sai, ai có lỗi cần phải được chỉ ra khi cả hai bình tĩnh. Trong khi tranh luận, đừng quy kết người kia theo kiểu: “Tất cả là tại anh”. Hãy kiềm chế bản thân, bình tĩnh ngồi xuống với nhau và phân tích tình hình. Ngay cả khi tìm ra Nguyên nhân cũng không cần thiết phải nói rõ ràng lỗi tại ai. Điều quan trọng là khắc phục vấn đề đó như thế nào chứ không phải là đổ tội cho ai.
Thực ra, chúng ta không bao giờ có cái nhìn thấu đáo khi chúng ta đang tức giận. Việc ai đúng, ai sai, ai có lỗi cần phải được chỉ ra khi cả hai bình tĩnh. (ảnh minh họa)
“Tôi đã hết yêu anh rồi”
Chắc chắn khi tức giận, bao nhiêu cảm xúc lãng mạn sẽ bay biến hết và bạn luôn tự hỏi: “Vì sao tôi lại đã từng rung động trước anh cơ chứ?”. Nhưng dù cho bạn có đang “điên” tới mức nào, cũng đừng thốt ra những lời kiểu như: “Tôi hối hận vì đã yêu/cưới anh”; “Tôi đã hết yêu anh rồi”. Nó làm tổn thương đối phương về sau này, khi mà cuộc tranh cãi vợ chồng đã chấm dứt đi chăng nữa.
“Mẹ tôi đã cảnh báo tôi về điều này”
Đưa người khác vào cuộc tranh luận tạo nên sự phức tạp khôn lường. Khi bạn nói những điều này, bạn đang vô tình làm rạn nứt mối quan hệ của anh ấy với những người thân của bạn. Anh ấy sẽ nghĩ rằng, ngay cả lúc bình thường, mẹ hoặc những người thân của bạn đã luôn mường tượng, liên tưởng và cho rằng anh ấy không tốt. Điều này thực sự khó chấp nhận. Khi những tranh luận qua đi, mối quan hệ của anh ấy với mẹ bạn chắc chắn sẽ có những khoảng cách.
Tác giả bài viết: Bảo Bình (Theo heasay)