Trong nước

Đề xuất quy định bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) đang dự thảo Nghị định quy định về bảo hiểm tai nạn lao động (TNLĐ) theo hình thức tự nguyện đối với người lao động (NLĐ) làm việc không theo hợp đồng lao động (HĐLĐ).

Bộ LĐ-TB-XH cho biết, Luật An toàn - Vệ sinh lao động được Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 25-6-2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2016.

Điểm c khoản 3 Điều 6 Luật an toàn - Vệ sinh lao động quy định "NLĐ làm việc không theo HĐLĐ có quyền tham gia bảo hiểm TNLĐ theo hình thức tự nguyện do Chính phủ quy định"; "Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ, chính phủ quy định chi tiết về việc hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm TNLĐ theo hình thức tự nguyện".

Bảo hiểm TNLĐ tự nguyện có thể tổ chức dưới 2 hình thức là BHXHtự nguyện và bảo hiểm thương mại. Hiện nay, bảo hiểm thương mại về TNLĐ đã được các doanh nghiệp (DN) kinh doanh bảo hiểm cung cấp qua hình thức bảo hiểm sức khỏe, theo quy định tại Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi năm 2010).

Về chính sách này, Chính phủ đã ban hành các Nghị định hướng dẫn chi tiết. Tuy nhiên, do đây là bảo hiểm thương mại với mục tiêu lợi nhuận, nên có những hạn chế nhất định trong việc thực hiện chế độ bảo đảm an sinh cho người bị nạn và thân nhân của họ (như thiếu chế độ chi dài hạn để bù đắp tổn thất về thu nhập, hỗ trợ trong cuộc sống; người nghèo thường không tham gia...).


Việt Nam hiện chưa có BHXH tự nguyện về TNLĐ. Vì vậy, để triển khai Luật an toàn, vệ sinh lao động, nhằm đồng bộ các chính sách bảo đảm an sinh xã hội theo Điều 34, 59 của Hiến pháp năm 2013, việc ban hành Nghị định quy định bảo hiểm TNLĐ tự nguyện đối với NLĐ làm việc không theo HĐLĐ là cần thiết.

Dự thảo đề xuất quy định 7 chế độ mà NLĐ tham gia bảo hiểm TNLĐ tự nguyện được hưởng. So với NLĐ tham gia BHXH bắt buộc, thì các chế độ của người tham gia BHXH tự nguyện về TNLĐ được kết cấu tương tự 4 chế độ, bổ sung mới 1 chế độ và sửa đổi 2 chế độ. Cụ thể là: 1. Giám định mức suy giảm khả năng lao động; 2. Trợ cấp một lần, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp phục vụ; 3. Hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình; 4. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp; 5. Dưỡng sức và phục hồi sức khỏe; 6. Hỗ trợ chi phí y tế; 7. Hỗ trợ phòng ngừa tai nạn lao động.

BÀI MỚI ĐĂNG


TOP