Cuộc sống

Dấu hiệu ở tay cảnh báo bạn đang mắc bệnh dạ dày nguy hiểm

Nếu mạch máu “xanh lè” nổi lên, tĩnh mạch giãn ở tay, đó là dấu hiệu cho thấy dạ dày của bạn đang có nhiều độc tố. Giãn tĩnh mạch mách bạn có bệnh nguy hiểm.

Hiện tượng tĩnh mạch nổi cục nhấp nhô lên khỏi mặt phẳng của da được xem là sự biến dạng tĩnh mạch nghiêm trọng. Những đối tượng hay bị giãn tĩnh mạch nhất là phụ nữ vì phụ nữ có nội tiết tố nữ, nếu hàm lượng nội tiết tố nữ tăng cao sẽ làm suy thành tĩnh mạch và dễ gây hình thành cục máu đông trong đó. Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ khác như: di truyền, tuổi tác càng lớn càng dễ suy và giãn tĩnh mạch.

Giãn tĩnh mạch là biến chứng của suy van tĩnh mạch. Tức là sau một thời gian bị suy van tĩnh mạch, hiện tượng viêm và ứ trệ tuần hoàn trong lòng tĩnh mạch sẽ làm cho thành của các tĩnh mạch bị yếu đi và giãn lớn ra. Hiện tượng này cảnh báo bạn đang mắc bệnh nguy hiểm.

Nổi tĩnh mạch ở tay

Theo báo Trí thức trẻ, người có gân xanh nổi nhiều lên ở bàn tay là dấu hiệu cảnh báo trong dạ dày của bạn có chất độc, ứ máu, tụ máu, liên quan đến các bệnh về đường ruột, phân ứ đọng, bị táo bón, bệnh trĩ.

tinh mach 1469526976
Triệu chứng thường gặp là chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi, dạ dày yếu, táo bón.

Cách xử lý: Ăn thực phẩm có nhiều chất xơ, bao gồm chuối, đậu, cam và các loại trái cây, rau củ khác để cải thiện tình hình.

Tĩnh mạch vùng chân

Nếu bạn bị giãn tĩnh mạch ở vùng bắp chân, bạn cần cẩn thận bởi thông thường, khi bệnh còn nhẹ sẽ không có triệu chứng đau nên dễ bị chủ quan. Khi bệnh nặng hơn, bạn có thể cảm thấy sưng nặng chi dưới, loét, chảy máu và các triệu chứng khác.

Cách xử lý: Khi bệnh còn nhẹ, có thể dùng hoa hồng, lá ngải để ngâm, bọc vùng lồi tĩnh mạch chân để cho mạch mềm và lặn xuống.

tinh mach chan 1469527021
Khi bệnh nặng hơn, bạn cần phải đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe và điều trị kịp thời.

Nổi tĩnh mạch vùng đầu

Nếu bạn nổi tĩnh mạch ở vùng đầu, hiện tượng này cảnh báo bạn bị huyết áp không ổn định, rất dễ bị đột quỵ. Khi tĩnh mạch ở vùng thái dương lồi ra và xoắn ngoằn ngoèo, có thể bạn đã bị xơ cứng động mạch não. Nếu tĩnh mạch chuyển sang màu tím đen thì rất dễ có nguy cơ bị đột quỵ.

Những biểu hiện thường gặp: chóng mặt, nhức đầu, ong đầu, nhìn mờ và các triệu chứng khác.

gan xanh dau 1469527702

Cách xử lý:

Trong tình huống này, bạn nên thường xuyên đo nhiệt độ, đo huyết áp, nếu huyết áp cao thì nên dùng thuốc hạ huyết áp kịp thời.

Về lâu dài cần phải uống trà gai dầu, dâu tằm, hạt quế và các loại thảo mộc khác kết hợp để điều trị.

Nổi tĩnh mạch ở cổ

Nếu cổ bạn xuất hiện tĩnh mạch nổi lồi lên, có thể bạn đang mắc hai trường hợp. Một là chức năng tim có vấn đề, đa phần mắc các bệnh tim phổi. Hai là viêm màng ngoài tim hoặc tràn dịch màng ngoài tim.

co bai 1469527794

Khi xuất hiện tĩnh mạch ở cổ, nghĩa là bệnh đã rất nghiêm trọng, cần phải chú ý điều trị kịp thời, nếu không sẽ làm trì hoãn thời gian tốt nhất can thiệp y tế.

Cần làm gì để đề phòng chứng giãn tĩnh mạch?

Theo Sức khỏe & Đời sống, có một số biện pháp khá hữu hiệu để phòng bệnh suy và giãn tĩnh mạch như sau:

- Hạn chế đứng hoặc đi lại nhiều quá.

- Nên tập đi bộ chậm hay bơi lội 30 phút mỗi ngày.

- Giảm cân, tránh để bị béo phì.

- Chế độ ăn nhiều chất xơ và vitamin, đặc biệt là vitamin C.

- Không mặc quần áo chật quá, không đi giày cao gót.

- Nơi làm việc phải thoáng mát.

- Không sử dụng thuốc ngừa thai hay sinh đẻ quá nhiều lần.

Những phương pháp điều trị

Hiện nay có một số phương pháp điều trị cơ bản sau đây tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh:

Thay đổi chế độ làm việc và cách sống hay sinh hoạt hàng ngày; giảm áp lực, dùng thuốc tăng cường sức bền thành tĩnh mạch và chống hiện tượng viêm tĩnh mạch; chích xơ với các tĩnh mạch bị giãn; chiếu tia laser và sóng cao tần để triệt mạch với những tĩnh mạch hiển lớn bị giãn và có dòng trào ngược từ tĩnh mạch sâu qua tĩnh mạch nông; cuối cùng là phẫu thuật lấy đi tĩnh mạch giãn.

Tác giả bài viết: Nhã Nam (Tổng hợp)

BÀI MỚI ĐĂNG


TOP