Đẹp

Đánh son mà không biết đến những điều này là bạn đang 'tự sát' đấy

Đến 90% phái nữ có thói quen đánh son hàng ngày, nhưng ít người biết được hậu quả nặng nề mà chúng mang lại.


Thành phần của son chứa chì - chất cực độc gây nên những hậu quả nặng nề như: sự rối loạn tâm trí và hành vi, sức khỏe với người bị nhiễm độc. Chỉ cần nhiễm một lượng chì - chất độc thần kinh nhỏ xíu cũng có thể nguy hiểm đến tính mạng con người.

Campaign for Safe Cosmetics đã tiến hành một nghiên cứu - “A Kiss Poison” vào năm 2007 có kết quả 20/33 số thỏi son được kiểm tra đều chứa chì ở các mức độ khác nhau. Mức độ này có giới hạn từ từ 0,03 ppm đến 0,65 ppm. (ppm: phần triệu) Tuy nhiên dù ở nồng độ nhỏ nhất thì chì cũng gây hại cho sức khỏe.

Tuy nhiên không có hãng son nào công bố thành phần của son chứa chì. Dù là rất nhỏ, nhưng hàng ngày tô chúng lên môi, hàng ngày phái đẹp nuốt chúng vào bên trong thông qua con đường ăn uống gây hại cho sức khỏe. Biết là thế rồi, nhưng ngày nào chị em cũng phải tô son rồi mới dám ra đường.


Năm 2010, FDA lại tiến hành thử nghiệm thành phần chì chưa trong son, nhưng lần này kết quả còn đáng cảnh báo hơn: 400 loại son trên thị trường nhiễm chì, nồng độ chì giao động từ 0,9-3,06 ppm, cao gấp 3 lần nghiên cứu năm 2007 được Campaign for Safe Cosmetics trước đó.

Nghiên cứu này cũng chỉ ra có rất nhiều kim loại độc hại khác chứa trong thỏi son hàng ngày chúng ta sử dụng. Các nhà nghiên cứu Đại học California đã thử nghiệm 8 thỏi son lì và 24 cây son bóng và phát hiện 9 loại kim loại nặng độc hại, bao gồm crom, cadimi, mangan, nhôm và chì ẩn chứa trong son. Quá là nguy hiểm!


Nhiều chị em nghĩ rằng cứ dùng son hàng hiệu, càng đắt tiền thì sẽ không bị nhiễm chì, nhưng sự thật thì không như chúng ta nghĩ. Không phải những thỏi son càng đắt tiền thì càng chứa ít chì và ngược lại, rất nhiều thỏi son hàng hiệu vẫn chứa lượng chì rất cao.


Bởi vậy, cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho mình, việc hạn chế sử dụng son là việc đầu tiên bạn cần phải làm. Qua một số khảo sát nhanh, có những chị em tô son 14 lần/ngày - thì dù là son chứa nồng độ chì cực thấp cũng khiến cơ thể nhiễm chì nhanh chóng, hãy giảm xuống. Đặc biệt không được để trẻ em dùng son, bởi da và các tế bào của chúng yếu, dễ bị tổn thương bởi các kim loại độc hại.

Sau đây, Eva sẽ mách cho bạn mẹo nhỏ kiểm tra son có nhiễm chì hay không chị em nên thuộc lòng: Tô son ra tay (mặt trong cổ tay) rồi dùng chiếc nhẫn vàng chà miết nhiều lần lên vết son. Nếu son đổi màu đen sẫm càng nhiều chứng tỏ nó chứa nhiều chì, bạn hãy cân nhắc kĩ có nên chọn nó hay không.

Tác giả bài viết: Thu An

BÀI MỚI ĐĂNG


TOP