Giới trẻ

Dân mạng truyền nhau mẫu đơn xin nghỉ 30 phút vì 'đến tháng'

Cộng đồng mạng đang xôn xao và truyền tay nhau về mẫu đơn xin nghỉ sớm 30 phút trong ngày "đèn đỏ".

Luật Lao động quy định, bắt đầu từ ngày 15/11/2015, trong kỳ hành kinh, mỗi ngày chị em sẽ được nghỉ 30 phút, tối thiểu 3 ngày một tháng và vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. Thời gian nghỉ cụ thể do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động.

Quy định nhận được sự ủng hộ của đông đảo người lao động nữ. Trong đó, về mặt sức khỏe, bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y tế Lao động Thái Hà, Hà Nội, cho biết, khi đến kỳ, nhiều chị em thường cảm thấy khó chịu, bụng chướng, một số người đau bụng vào ngày đầu kỳ kinh. Có một số trường hợp bị đau bụng dữ dội.

Do đó, không chỉ bác sĩ Dung mà nhiều chuyên gia còn cho rằng, việc tăng thêm thời gian nghỉ 30 phút “ngày đèn đỏ” cho chị em là một sự quan tâm và hỗ trợ tốt cho họ.

Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều chị em vẫn e ngại về việc xin nghỉ này vì không dám nói ra lý do, nhất là khi vị sếp quản lý của họ là nam.
Mẫu đơn xin nghỉ 30 phút ngày đèn đỏ đang được đông đảo người dùng facebook like và chia sẻ.

Cách đây ít ngày, một mẫu đơn xin nghỉ 30 phút “ngày đèn đỏ” đã xuất hiện trên mạng xã hội và được đông đảo chị em quan tâm. Có rất nhiều lượt like (thích) và share (chia sẻ) mẫu đơn mẫu đơn này.

Trên trang facebook cá nhân, Nickname Hoàng Lệ Quyên chia sẻ mẫu đơn kèm theo dòng bình luận: “Biết về quy định này lâu rồi, nhưng nay mới có mẫu đơn, vì thế, từ nay chị em không còn e ngại vì phải trực tiếp nói ra lý do khó nói với sếp nhé. Chỉ cần đưa đơn là sếp hiểu ngay rồi”.

Nickname LeNa cũng vô cùng phấn khích khi biết đến mẫu đơn này. LeNa cho biết, có mẫu đơn, việc xin nghỉ sẽ dễ dàng và tiện lợi hơn cho chị em rất nhiều.

Được biết, mẫu đơn xin nghỉ 30 phút trên được xuất phát từ trang Thư viện pháp luật và đã có rất nhiều lượt download mẫu đơn này trong những giờ vừa qua.

Tuy nhiên, trang trang web này cũng ghi chú rất rõ: “Mẫu đơn này có giá trị tham khảo để lao động nữ, doanh nghiệp nghiên cứu áp dụng; nếu doanh nghiệp của anh/chị đã có sẵn mẫu đơn về vấn đề này thì áp dụng mẫu đơn đó”.

Tác giả bài viết: Minh Anh

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG


TOP