Cuộc sống

Đa số chúng ta đều mắc phải những sai lầm tai hại khi ăn gừng

Dưới đây là danh sách những đối tượng không nên ăn gừng và các cách sử dụng gừng sai lầm cần phải tránh.


6 1472572606631 46 0 385 665 crop 1472787858769
Theo Trung y, gừng có vị cay, tính ấm, đi vào phổi, tỳ vị sẽ giúp tiêu đờm, giải độc, xua tan hàn khí…

Tây y cũng khẳng định gừng có chứa nhiều hợp chất chống viêm và chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe như Gingerols, Beta-carotene, Capsaicin, Axit Caffeic, chất Curcumin và Salicylate.

Vậy nhưng, ngay cả khi được ví như loại củ "đại bổ", gừng vẫn là thực phẩm không thể sử dụng tùy tiện.

Những đối tượng không nên ăn gừng

1. Người bị trĩ, xuất huyết

Vị cay nóng và tính ấm trong gừng có thể làm các mạch máu yếu bị vỡ. Bởi vậy, những người có tiền sử rối loạn chảy máu như chảy máu cam, chảy máu tử cung, trĩ… nên hạn chế sử dụng loại thực phẩm này để tránh bệnh tình thêm nặng.

photo1472788259619 1472788259643
2. Người bị rụng tóc

Tình trạng rụng tóc thường được xếp vào dạng bệnh lý có tính nhiệt. Trong khi đó, gừng vị cay, tính ấm, dùng lâu sẽ sinh nhiệt, dùng trị bệnh tính nhiệt hoàn toàn không hợp lý.

Bởi vậy, ngay cả khi gừng có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, kích thích nang lông nở ra, thì đây vẫn không phải là lựa chọn thích hợp cho những người rụng tóc.

3. Người có nội nhiệt trầm trọng

Người có nội nhiệt nặng thường mang các biểu hiện như hay ho, nóng phổi, nóng dạy dày, thường xuyên nôn mửa, miệng hôi… Nhóm đối tượng này cần hạn chế dùng gừng tươi bởi vị cay nóng đặc trưng của gừng.

Nếu muốn ăn loại củ trên, người có nội nhiệt nên phối hợp cùng những loại thảo dược hoặc thực phẩm có tính hàn để trung hòa.

4. Người đang mang bầu

Ngay cả khi được coi như một "thần dược" trị thai nghén trong giai đoạn đầu, nhưng các chuyên gia y tế vẫn khuyên sản phụ nên hạn chế ăn gừng trong thời kỳ cuối của thai kỳ.

7 1472572611630
Vào giai đoạn cuối của thai kỳ, các bà mẹ nên hạn chế ăn gừng để tránh rủi ro. (Ảnh minh họa).

Loại củ này mặc dù trị buồn nôn rất tốt, nhưng lại có thể làm tăng huyết áp, gây nguy hiểm cho thai phụ.

5. Người thể chất âm hư

Người mang thể chất âm hư thường có những biểu hiện như ra mồ hôi tay, thích uống nước, khô miệng, khô mắt, da khô, dễ cáu giận, tay chân nóng…

Trong khi đó, gừng lại có vị cay, tính ấm, người âm hư ăn vào sẽ dễ "bốc hỏa", khiến các triệu chứng vốn có càng nặng thêm.

6. Người mắc các bệnh về gan

Đối với các bệnh nhân bị viêm gan cấp và mãn tính, xơ gan, gừng hoàn toàn không phải là lựa chọn thích hợp.

Bên trong loại củ này có chứa các chất kích thích sự bài tiết của tế bào gan, khiến cho những tế bào này bị hoại tử khi đang trong trạng thái được kích thích.

Đặc biệt, việc ăn gừng liên tục sẽ khiến gan rơi vào trạng thái "hỏa thịnh", làm cho bệnh càng thêm nặng.

7. Người bị bệnh dạ dày

Các bác sĩ vẫn thường khuyến cáo những đối tượng bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng không nên ăn gừng.

Nguyên nhân là do thành phần của gừng có chứa những chất gây kích thích, bào mòn và loét niêm mạc dạ dày.

3 1472572589005
Mặc dù là thực phẩm "đại bổ", nhưng gừng lại không thích hợp với những người mắc bệnh dạ dày và một số căn bệnh về đường tiêu hóa khác. (Ảnh minh họa).

Tương tự như vậy, việc ăn nhiều gừng trong thời gian dài cũng có thể dẫn đến tình trạng viêm, loét thành ruột và đại tràng.

Chưa dừng lại ở đó, với những người được chẩn đoán là có triệu chứng ung thư đường tiêu hóa, việc ăn gừng lại càng trở thành điều cấm kỵ.

Loại củ này sẽ kích thích khối u phát triển rất nhanh, khiến tình trạng bệnh biến chuyển theo chiều hướng nguy hiểm.

Những sai lầm thường mắc phải khi ăn gừng

1. Ăn quá nhiều

Một nghiên cứu của cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) mới đây đã cho ra kết quả việc ăn quá nhiều gừng sẽ làm tăng nguy cơ ung thư gan.

Theo đó, các nhà nghiên cứu của cục FDA đã tiến hành thí nghiệm trên chuột bạch bằng cách tăng thêm 0,4 – 1% hàm lượng safrol vào thức ăn trong 150 ngày đến 2 năm. Kết quả cho thấy số chuột này đều mắc ung thư gan.

5 1472572601631
Gừng tuy tốt, nhưng ăn quá nhiều sẽ gây phản tác dụng. (Ảnh minh họa).

Trong khi đó, gừng tươi chứa hàm lượng lớn chất safrol. Bởi vậy, việc ăn quá nhiều loại củ này trong thời gian này có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư.

Bên cạnh đó, gừng bị biến chất, hư thối cũng chứa hàm lượng độc tố gây nguy hại cho cơ thể, thậm chí trở thành tác nhân phát sinh ung thư gan và ung thư thực quản ở người.

Bởi vậy, ngay cả khi là một thực phẩm đại bổ, ta cũng chỉ nên ăn gừng với số lượng vừa phải.

2. Dùng gừng để trị say nắng

Những bệnh nhẹ như say nắng, cảm mạo thử nhiệt hoặc cảm mạo phong nhiệt đều được xếp vào bệnh tính nhiệt. Gừng lại có vị cay nóng, tính ấm, hoàn toàn không thích hợp để điều trị các bệnh này.

Bởi vậy, gừng luôn nằm trong danh sách "chống chỉ định" đối với những bệnh kể trên.

3. Gọt vỏ

Vỏ gừng đóng vai trò quan trọng trong việc phát huy dược tính của loại củ này. Bởi vậy, việc gọt vỏ là hoàn toàn dư thừa, thậm chí làm mất đi tác dụng vốn có của gừng.

8 1472572616499
Gọt vỏ là việc làm hoàn toàn không cần thiết khi chế biến và sử dụng gừng. (Ảnh: nguồn internet).

Nếu muốn đảm bảo vệ sinh mà vẫn giữ được công dụng của loại củ này, ta chỉ cần rửa sạch trước khi chế biến.

4. Ăn gừng vào buổi tối

Người xưa có câu "sáng sớm ăn gừng còn tốt hơn uống nước sâm, buổi tối ăn gừng không khác nào ăn thạch tín". Theo đó, cổ nhân cho rằng thời điểm tốt nhất để ăn gừng là buổi sáng.

Vào khoảng thời gian bắt đầu ngày mới, khí trong dạ dày còn nhiều. Ăn gừng vào lúc này sẽ khiến cho dương khí bốc lên, thải khí độc ra ngoài, tốt cho dạ dày và có tác dụng kiện tỳ.

Ngược lại, vào buổi tối, dương khí thu lại, âm khí trong cơ thể nhiều hơn, ăn gừng lại là một hạ sách. Tính nóng của loại củ này sẽ phát huy tác hại, gây đầy bụng, khó ngủ, lâu ngày sinh ra nóng trong.

*Theo Sina Health

Tác giả bài viết: Trần Quỳnh

BÀI MỚI ĐĂNG


TOP