Luật sư của ông Mubarak xác nhận cựu Tổng thống này đã rời bệnh viện quân đội ở thủ đô Cairo, nơi ông được điều trị trong 6 năm qua, và về nhà riêng ở vùng Heliopolis.
Hôm 2/3 vừa qua, tòa phúc thẩm tối cao của Ai Cập đã tuyên trắng án đối với cựu Tổng thống Mubarak trong vụ xét xử ông về tội giết hại người biểu tình trong cuộc nổi dậy năm 2011.
Ông Mubarak bị cáo buộc gây ra cái chết của nhiều người biểu tình trong cuộc nổi dậy kéo dài 18 ngày, với khoảng 850 người thiệt mạng khi các cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình bùng phát.
Ngày 13/3, công tố viên Ai Cập đã đồng ý cho phép ông Mubarak được tự do sau khi tòa phúc thẩm tối cao tuyên trắng án. Tuy nhiên, ông sẽ không được rời khỏi đất nước cho tới khi kết thúc cuộc điều tra tham nhũng.
Ông Mubarak từng bị kết án tù chung thân vào năm 2012 liên quan đến vụ ra lệnh sát hại những người biểu tình, sau đó một tòa án phúc thẩm đã ra lệnh tiến hành xét xử lại và bác bỏ các tội danh hai năm sau đó.
Việc tòa án phúc thẩm tối cao Ai Cập tuyên trắng án đối với ông Mubarak hồi đầu tháng này đã gây ra phản ứng tức giận từ phía gia đình của các nạn nhân bị giết hại vào năm 2011.
Hôm 2/3 vừa qua, tòa phúc thẩm tối cao của Ai Cập đã tuyên trắng án đối với cựu Tổng thống Mubarak trong vụ xét xử ông về tội giết hại người biểu tình trong cuộc nổi dậy năm 2011.
Ông Mubarak bị cáo buộc gây ra cái chết của nhiều người biểu tình trong cuộc nổi dậy kéo dài 18 ngày, với khoảng 850 người thiệt mạng khi các cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình bùng phát.
Ngày 13/3, công tố viên Ai Cập đã đồng ý cho phép ông Mubarak được tự do sau khi tòa phúc thẩm tối cao tuyên trắng án. Tuy nhiên, ông sẽ không được rời khỏi đất nước cho tới khi kết thúc cuộc điều tra tham nhũng.
Ông Mubarak từng bị kết án tù chung thân vào năm 2012 liên quan đến vụ ra lệnh sát hại những người biểu tình, sau đó một tòa án phúc thẩm đã ra lệnh tiến hành xét xử lại và bác bỏ các tội danh hai năm sau đó.
Việc tòa án phúc thẩm tối cao Ai Cập tuyên trắng án đối với ông Mubarak hồi đầu tháng này đã gây ra phản ứng tức giận từ phía gia đình của các nạn nhân bị giết hại vào năm 2011.
Nguồn tin: