Có lần cô bạn đến nhà chơi, thấy ảnh cưới của vợ chồng tôi, buông một câu thật tình: “Công nhận chồng bạn xấu dữ. Cứ tưởng chồng tôi đã là xấu nhất thiên hạ rồi!”. Tôi không tranh cãi hay phật lòng, bởi đó là sự thật.
Chồng tôi không chỉ xấu mà còn vô duyên, vụng về, chẳng biết ăn nói, cư xử. Tôi chẳng chút ngại ngần mà nhiều lần vui miệng nói thẳng nhận xét đó, vì biết anh chẳng giận bao giờ. Không như nhiều ông chồng hay bắt bẻ vợ con, khó chịu từ miếng ăn tới giấc ngủ, chồng tôi cực kỳ dễ tính. Cơm canh thế nào anh cũng không chê, hợp khẩu vị thì ăn nhiều, không thì đủ no là xong.
Nhiều lúc nghĩ lại, tôi thấy mình có phước, vì luôn được chồng nhường nhịn, từ chuyện ăn uống cho đến mọi thứ trong gia đình. Công việc của chồng tôi thu nhập không cao, lúc kinh tế khó khăn anh chỉ biết nhịn ăn nhịn mặc để giảm gánh nặng cho vợ con. Có chút tiền trong túi là lập tức anh hỏi con thèm ăn gì, muốn đồ chơi nào, vợ có cần váy áo gì mới không…
Người ta vẫn thường khuyên nhau, phụ nữ đừng “tham” người đàn ông có trăm đồng nhưng ky bo, chỉ sợ vợ con làm hao hụt. Nên chọn người tuy chỉ có mười đồng nhưng đưa vợ đủ mười đồng, vợ phát lại bao nhiêu thì vui bấy nhiêu. Đó mới là người đàn ông đích thực thuộc về vợ con. Ngẫm lại, tôi thấy chồng mình chưa bao giờ mập mờ quỹ đen hay có ý “phòng thân” với vợ.
Có thể do anh tự biết mình… xấu nên chẳng tơ tưởng đèo bòng, không ham áo quần là lượt. Vợ sắm gì anh mặc nấy, sờn rách cũng chẳng lên tiếng. Mỗi dịp kỷ niệm, anh toàn ấp úng dúi tiền vào tay vợ, bảo vợ thích quà gì thì mua... Đó là anh đã “rút kinh nghiệm” những lần tự mua quà về bị vợ chê. Nhưng tiền anh “hối lộ” vợ ở đâu ra? Là tiền ăn sáng và tiêu vặt anh cắc củm để dành từ rất lâu trước khi đến “sự kiện”!
Mẹ tôi thường bảo, cần gì thì nhờ con rể còn dễ hơn nhờ con trai. Cũng vì mẹ tôi “về phe” anh nên vài lần, quan hệ vợ chồng tôi nổi sóng gió. Nguyên nhân thật ra cũng chẳng lớn lao gì, chỉ là do tôi thuộc tạng người mau chán, dễ thay đổi mọi chuyện, mà hôn nhân cũng không ngoại lệ.
Chồng đi làm về trễ, mưa to nước tràn vào nhà; cái máy lạnh bị hỏng sửa mãi không xong… những chuyện vụn vặt nhà nào cũng gặp nhưng nếu xuất hiện trong những lúc căng thẳng, áp lực, cũng đủ khiến tôi chỉ muốn buông bỏ hết. Mẹ tôi biết chuyện, la mắng không tiếc lời, nhắc tôi coi chừng tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa. Có ở vậy cả đời được không mà đòi thôi chồng? Có ai thương con mình bằng ba của nó? Tôi cay cú nhất là mẹ tôi cứ khăng khăng, kiếm được một thằng rể như vậy là vô cùng khó.
Tôi nhiều lúc vì “tức” mẹ mình bênh… người ngoài mà muốn tung hê cho hả lòng. Những lúc đó, tôi thường leo lẻo cãi mẹ, liệt kê không thiếu thói hư tật xấu nào của chồng. Nào chậm chạp, lề mề. Nào không biết nói ngọt hay khen vợ. Nào thật thà quá nên ra đời toàn thua thiệt. Nào chẳng biết hưởng thụ cuộc sống… Mẹ tôi nghe mà lắc đầu lia lịa, kiểu như bó tay với tôi, muốn làm gì cứ làm, sau này có hối thì đừng về khóc lóc với bà!
Có khi nào các bạn chạnh lòng vì “chồng người áo gấm xông hương”, mà ngó lại thì chồng mình quá quê mùa, xấu xí? Tôi chắc ít nhiều chị em từng trải qua sự so đo ấy. Chỉ xin đừng thả mồi bắt bóng. Chồng chịu khó làm lụng, biết yêu vợ thương con đã là may mắn nhất rồi. Tôi cũng ngúng nguẩy thế thôi, chứ bảo “đổi” người chồng “xí mã” lấy người khác sang trọng, đẹp đẽ hơn, chắc tôi cũng không dại mà gật đầu.
Tôi cũng hiểu, không đơn giản là “củi khô dễ nấu, chồng xấu dễ xài”; không phải cứ không có “nhan sắc” là đàn ông tất nhiên chung thủy, “có hiếu” với vợ con. Bạn tôi từng cay đắng và thấm thía vì những “lão” đã xấu mà còn lắm tật. Lại cũng không thiếu những phụ nữ khổ sở, “rã đám” vì những ông chồng “tốt mã” nhưng nhậu nhẹt, trăng hoa, ích kỷ, gia trưởng, vô trách nhiệm… Hạnh phúc chính là khi mình biết trân quý những gì mình đang có.
Chồng tôi không chỉ xấu mà còn vô duyên, vụng về, chẳng biết ăn nói, cư xử. Tôi chẳng chút ngại ngần mà nhiều lần vui miệng nói thẳng nhận xét đó, vì biết anh chẳng giận bao giờ. Không như nhiều ông chồng hay bắt bẻ vợ con, khó chịu từ miếng ăn tới giấc ngủ, chồng tôi cực kỳ dễ tính. Cơm canh thế nào anh cũng không chê, hợp khẩu vị thì ăn nhiều, không thì đủ no là xong.
Nhiều lúc nghĩ lại, tôi thấy mình có phước, vì luôn được chồng nhường nhịn, từ chuyện ăn uống cho đến mọi thứ trong gia đình. Công việc của chồng tôi thu nhập không cao, lúc kinh tế khó khăn anh chỉ biết nhịn ăn nhịn mặc để giảm gánh nặng cho vợ con. Có chút tiền trong túi là lập tức anh hỏi con thèm ăn gì, muốn đồ chơi nào, vợ có cần váy áo gì mới không…
Người ta vẫn thường khuyên nhau, phụ nữ đừng “tham” người đàn ông có trăm đồng nhưng ky bo, chỉ sợ vợ con làm hao hụt. Nên chọn người tuy chỉ có mười đồng nhưng đưa vợ đủ mười đồng, vợ phát lại bao nhiêu thì vui bấy nhiêu. Đó mới là người đàn ông đích thực thuộc về vợ con. Ngẫm lại, tôi thấy chồng mình chưa bao giờ mập mờ quỹ đen hay có ý “phòng thân” với vợ.
Có thể do anh tự biết mình… xấu nên chẳng tơ tưởng đèo bòng, không ham áo quần là lượt. Vợ sắm gì anh mặc nấy, sờn rách cũng chẳng lên tiếng. Mỗi dịp kỷ niệm, anh toàn ấp úng dúi tiền vào tay vợ, bảo vợ thích quà gì thì mua... Đó là anh đã “rút kinh nghiệm” những lần tự mua quà về bị vợ chê. Nhưng tiền anh “hối lộ” vợ ở đâu ra? Là tiền ăn sáng và tiêu vặt anh cắc củm để dành từ rất lâu trước khi đến “sự kiện”!
Mẹ tôi thường bảo, cần gì thì nhờ con rể còn dễ hơn nhờ con trai. Cũng vì mẹ tôi “về phe” anh nên vài lần, quan hệ vợ chồng tôi nổi sóng gió. Nguyên nhân thật ra cũng chẳng lớn lao gì, chỉ là do tôi thuộc tạng người mau chán, dễ thay đổi mọi chuyện, mà hôn nhân cũng không ngoại lệ.
Chồng đi làm về trễ, mưa to nước tràn vào nhà; cái máy lạnh bị hỏng sửa mãi không xong… những chuyện vụn vặt nhà nào cũng gặp nhưng nếu xuất hiện trong những lúc căng thẳng, áp lực, cũng đủ khiến tôi chỉ muốn buông bỏ hết. Mẹ tôi biết chuyện, la mắng không tiếc lời, nhắc tôi coi chừng tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa. Có ở vậy cả đời được không mà đòi thôi chồng? Có ai thương con mình bằng ba của nó? Tôi cay cú nhất là mẹ tôi cứ khăng khăng, kiếm được một thằng rể như vậy là vô cùng khó.
Tôi nhiều lúc vì “tức” mẹ mình bênh… người ngoài mà muốn tung hê cho hả lòng. Những lúc đó, tôi thường leo lẻo cãi mẹ, liệt kê không thiếu thói hư tật xấu nào của chồng. Nào chậm chạp, lề mề. Nào không biết nói ngọt hay khen vợ. Nào thật thà quá nên ra đời toàn thua thiệt. Nào chẳng biết hưởng thụ cuộc sống… Mẹ tôi nghe mà lắc đầu lia lịa, kiểu như bó tay với tôi, muốn làm gì cứ làm, sau này có hối thì đừng về khóc lóc với bà!
Có khi nào các bạn chạnh lòng vì “chồng người áo gấm xông hương”, mà ngó lại thì chồng mình quá quê mùa, xấu xí? Tôi chắc ít nhiều chị em từng trải qua sự so đo ấy. Chỉ xin đừng thả mồi bắt bóng. Chồng chịu khó làm lụng, biết yêu vợ thương con đã là may mắn nhất rồi. Tôi cũng ngúng nguẩy thế thôi, chứ bảo “đổi” người chồng “xí mã” lấy người khác sang trọng, đẹp đẽ hơn, chắc tôi cũng không dại mà gật đầu.
Tôi cũng hiểu, không đơn giản là “củi khô dễ nấu, chồng xấu dễ xài”; không phải cứ không có “nhan sắc” là đàn ông tất nhiên chung thủy, “có hiếu” với vợ con. Bạn tôi từng cay đắng và thấm thía vì những “lão” đã xấu mà còn lắm tật. Lại cũng không thiếu những phụ nữ khổ sở, “rã đám” vì những ông chồng “tốt mã” nhưng nhậu nhẹt, trăng hoa, ích kỷ, gia trưởng, vô trách nhiệm… Hạnh phúc chính là khi mình biết trân quý những gì mình đang có.
Tác giả bài viết: Gia Khánh
Nguồn tin: