Dầu dừa vốn vẫn được sử dụng trong các chế độ ăn kiêng, giảm cân của chị em
Thành phần chính chiếm 90% trong dầu dừa là chất béo bão hòa, con số này cao hơn nhiều so với hầu hết các loại dầu thực vật khác. Về điều này, Tiến sĩ Andersen tại bệnh viện tim mạch New York Presbyterian cho biết, con số này trong quả bơ cũng chỉ lên đến 64%. Đây là điều đáng lo ngại bởi hấp thụ quá nhiều loại chất béo trên sẽ có khả năng tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh về tim mạch.
Theo tiến sĩ Andersen, chất béo bão hòa được cấu tạo bằng các chuỗi cacbon liên kết, tạo nên cho chúng một hình dạng phân tử phẳng. “Chúng tôi nghĩ rằng chất béo phẳng dễ dàng được tích tụ trong các động mạch nhiều hơn so với các phân tử chất béo bị vò nát”, bà nói.
Hấp thụ chất béo bão hòa sẽ khiến gan bạn sản sinh ra cả những cholesterol "tốt" và "xấu" (còn được gọi là HDL và LDL). LDL có khả năng tạo ra các lớp bao quanh động mạch, tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Tuy nhiên, hiện các nhà khoa học chưa rõ về việc chất béo bão hòa trong dầu dừa tốt như thế nào đối với tim.
Bởi trước hết, tất cả các chất béo bão hòa không phải đều được cấu tạo giống nhau. Ví dụ như chất béo bão hòa trong các loại thịt so với chất béo được tìm thấy trong nhiều loại dầu thực vật đều có tác dụng khác nhau. Khoảng một nửa số chất béo bão hòa trong dầu dừa được tạo ra từ Axit Lauric, điều này giúp tăng thêm lượng HDL Cholesterols. Nhưng các nghiên cứu về ảnh hưởng của dầu dừa đến lượng Cholesterols vẫn chưa thực sự chắc chắn khi đa phần chúng vẫn đều chỉ được theo dõi trong khoảng thời gian ngắn. Do vậy, tích tụ lâu trong cơ thể, lượng cholesterols của dầu dừa vẫn có thể có những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch.
Để khắc phục vấn đề này, theo tiến sĩ Andersen, chúng ta nên thay đổi linh hoạt giữa bơ, dầu olive và dầu dừa trong quá trình chế biến thức ăn. Bởi cả 3 loại dầu thực vật trên đều có công dụng giống nhau, nhưng việc tiết chế sử dụng dầu dừa sẽ giúp cân bằng lại lượng chất béo bão hòa, ngăn ngừa những tác động xấu của chúng đến tim mạch.
Tác giả bài viết: Kim Cang