1. Rau đã nấu
Rau xanh khi được nấu chín vốn đã giảm đi ít nhiều hàm lượng vitamin C, nếu như lại tiếp lục làm nóng lại thì những vitamin bổ dưỡng sẽ biến mất hoàn toàn.
Ngoài ra, hàm lượng muối nitrate trong rau tương đối nhiều, trong quá trình bảo quản các vi khuẩn sẽ chuyển hóa thành muối nitrit độc hại.
Ở nhiệt độ phòng, các món rau như súp lơ, rau chân vịt, quả đỗ, ớt xanh, bắp cải khi để qua đêm sẽ sinh ra nhiều muối nitrit, lượng muối này đặc biệt nhiều ở rau chân vịt.
Các loại rau như cà chua, hẹ, cà tím, rau cần tây, cà rốt, rau diếp, bí xanh lượng muối nitrit sản sinh ra sẽ ít hơn, tuy nhiên tốt nhất cũng không lưu giữ lâu.
Rau đã nấu chín nếu để qua đêm dễ sản sinh ra muối nitrit độc hại (Ảnh minh họa)
2. Hải sản
Ăn hải sản vốn đã phải chọn loại còn tươi sống, ăn lúc mới nấu xong, nếu đã để lâu không những làm mất hương vị thơm ngon của hải sản mà còn dễ ảnh hưởng đến gan thận của chúng ta.
Đối với các loại tôm, cua, cá nếu để qua đêm chất protein có trong chúng dễ chuyển hóa thành độc tố gây hại cho cơ thể.
3. Các món nộm, gỏi
Hầu hết các món nộm, gỏi đều không cần dùng đến nhiệt độ để làm chín, vì thế các vi khuẩn và kí sinh trùng dễ bị sót lại.
Nếu để qua ngày hôm sau, ngay cả khi bạn đã để trong tủ lạnh thì một số vi khuẩn đó cũng không ngừng sinh sôi, những vi khuẩn này dễ gây ra các bệnh về đường ruột.
Vì thế, lời khuyên dành cho bạn là các món nộm, gỏi chỉ nên làm đủ ăn, nếu còn thừa sau bữa ăn cũng nên vứt bỏ chứ đừng tiếc mà ảnh hưởng tới sức khỏe.
Các món nộm, gỏi để qua đêm dễ sinh ra các vi khuẩn gây ngộ độc cho người sử dụng (Ảnh minh họa)
4. Các chế phẩm từ đậu
Đậu phụ và các chế phẩm từ đậu có chứa hàm lượng nước tương đối cao, hàm lượng protein và các dưỡng chất khác cũng rất phong phú, đó là nguồn nuôi dưỡng dồi dào cho các vi sinh vật.
Đậu phụ nếu để lâu dễ sinh ra nhiều mầm bệnh nguy hiểm, như vi khuẩn clostridium botulium.Vi khuẩn này có chất độc còn mạnh gấp nhiều lần so với chất độc xyanua kali.
Độc tố này nếu ở nhiệt độ trên 100 độ C sau mấy phút độc tố sẽ bị phá hủy, nhưng nếu không được làm nóng ở nhiệt độ như vậy sẽ trở nên cực kỳ nguy hiểm. Vì thế, các chế phẩm từ đậu tốt nhất không lưu lại đến bữa thứ hai.
5. Trứng gà chưa chín kỹ hay còn gọi là trứng lòng đào
Trứng gà chưa chín kỹ hay còn gọi là trứng lòng đào được rất nhiều người yêu thích bởi mọi người luôn quan niệm rằng khi đó trứng gà mới phát huy được tác dụng dinh dưỡng tốt nhất.
Kỳ thực trong trứng gà sống có chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh, hơn nữa giá trị dinh dưỡng của trứng gà đã luộc chín và trứng lòng đào không khác biệt nhau là mấy.
Trứng gà chưa chín để qua đêm làm cho vi khuẩn gây bệnh càng sinh sôi, nếu như ăn trứng này vào rất có hại cho dạ dày sẽ có cảm giác khó tiêu, bụng đầy hơi v.v…
Tuy nhiên đối với trứng đã luộc chín hẳn rồi, nếu bảo quản trong tủ lạnh để qua đêm vẫn có thể ăn.
Bạn sẽ có cảm giác đầy hơi khó tiêu khi ăn trứng lòng đào luộc từ tối hôm trước (Ảnh minh họa)
6. Ngân nhĩ
Theo lý thuyết mà nói, món ăn chỉ giữ được giá trị dinh dưỡng cao nhất khi không để qua đêm. Thức ăn nếu để qua đêm không chỉ thành phần dinh dưỡng bị giảm thiểu mà còn dễ tạo thành nhiều vi khuẩn gây bệnh.
Món canh ngân nhĩ cũng giống như vậy, bất kể là nấm ngân nhĩ được trồng trong nhà hay mọc tự nhiên đều chứa hàm lượng muối nitrat rất cao. Sau khi nấu chín, các vi khuẩn sẽ phân giải nitrat biến thành muối nitrit.
Nếu như ăn trong ngày, nitrit sẽ tham gia vào quá trình tuần hoàn máu, chất hemoglobin có trong hồng cầu sẽ cung cấp lượng oxi cần thiết cho cơ thể.
Tuy nhiên khi để qua đêm sẽ khiến cho muối nitrit có tác dụng ngược lại, hemoglobin trong máu sẽ oxi hóa thành methemoglobin mất đi chức năng cung cấp oxi cho cơ thể.
Chất dinh dưỡng của món canh ngân nhĩ chỉ thật sự tốt khi món này được chế biến để ăn trong ngày (Ảnh minh họa)
7. Các món canh
Đối với món canh nếu muốn lưu lại qua ngày hôm sau bạn cần phải chú ý phương pháp bảo quản.
Trước tiên khi đã hầm xong canh, bạn dùng muỗng sạch múc phần canh định lưu lại ra để riêng, tốt nhất nên đựng bằng đồ thủy tinh, đặc biệt không nên dùng những đồ bằng nhôm, thép, vì dễ sinh ra phản ứng hóa học không có lợi cho sức khỏe.
Sau đó, để phần canh này bảo quản trong tủ lạnh. Nên nhớ thức ăn thừa khác nhau phải được lưu giữ riêng để tránh vi khuẩn lây nhiễm chéo. Dùng các loại hộp, túi bảo vệ thực phẩm, màng bọc thực phẩm để đựng đồ ăn.
Thức ăn thừa cũng chỉ nên lưu giữ trong khoảng thời gian từ 5 – 6 giờ, nếu như để quá lâu sẽ sinh ra các độc tố, cho dù chúng ta có thể đun nấu lại thì những độc tố này cũng không bị mất đi.
Tác giả bài viết: Hồng Thủy