Giáo dục

Cần có “khoán 10” đối với phát triển giáo dục đại học

Giao quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội cho các trường sẽ là “khoán 10” đối với phát triển giáo dục đại học. Có và được thực hiện đầy đủ quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của mình, thì các trường sẽ nhanh chóng tự mình nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu xã hội và hội nhập quốc tế hiện nay.

Đó là ý kiến của PGS.TS Cao Văn, Hiệu trưởng Trường Đại học Hùng Vương nói về giải pháp tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội ở các trường ĐH trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.

Theo PGS.TS Cao Văn, quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội là hai mặt thống nhất trong mọi hoạt động của một nhà trường, tự chủ chủ yếu để đảm bảo hiệu quả và hiệu suất cao; còn trách nhiệm xã hội chủ yếu là để đảm bảo chất lượng và công bằng xã hội trong giáo dục.

Tăng cường quá quyền tự chủ mà không đặt yêu cầu về tự chịu trách nhiệm sẽ có nguy cơ dẫn đến tình trạng các trường tự ý hoạt động không theo quy định của pháp luật, dẫn đến giảm sút chất lượng, chạy theo lợi ích trước mắt và không thực hiện trách nhiệm với xã hội và các bên liên quan đến hoạt động đào tạo.

Còn quan liêu trong thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội

PGS.TS Cao Văn cho rằng, hiện nay việc thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các trường thực hiện chưa triệt để, còn hình thức và quan liêu. Các trường đều phải chịu sự phân phối về chỉ tiêu tuyển sinh của Bộ GD-ĐT nên cho dù nguồn lực có thể tiếp nhận nhiều hơn nhưng các trường không thể tuyển vượt quá chỉ tiêu đã được ấn định, đây cũng là một vấn đề được nhiều trường quan tâm.

PGS.TS Cao Văn đã chỉ ra những khó khăn thách thức trong việc thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các trường đại học hiện nay. Đó là:

- Việc có phân loại, xếp hạng các trường đại học chưa được quan tâm đúng mức cho phùhợp với chức năng, nhiệm vụ và quy mô hoạtđộng của các trường. Trong điều kiện đặc thù của mình, hầu hết các trường đều nhận thức được phải có quyền tự chủ, và biết tự chịu trách nhiệm trong điều hành hoạt động của trường.

Tuy nhiên cơ chế hoạt động hiện nay đã đặt các trường đứng trước những thách thức lớn: một bên là khung điều lệ trường đại học do Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành, một bên là nguồn lực và sự quan tâm của địa phương như: Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Giáo dục & Đào tạo, sự khác biệt này đã đặt các trường đứng trước những xuất phát điểm rất khác nhau để thực thi quyền tự chủ và trách nhiệm đối với xã hội.

- Chương trình đào tạo của các trường đại học hiện nay còn nặng về lý thuyết, ít thực hành (trong nhiều chương trình đào tạo, phần thực hành chỉ chiếm từ 10 - 15% và thực tế việc thực hành cũng chưa được đầu tư chất lượng đúng mức), việc đánh giá năng lực người học theo hướng tiếp cận người học chưa được các trường quan tâm thích đáng.

Hầu hết các trường chưa có giáo trình riêng đầy đủ nếu có thì chất lượng chưa cao, thiếu các tài liệu tham khảo có chất lượng, nhất là các tài liệu tham khảo nước ngoài.

- Về đội ngũ giảng viên của các trường đại học hiện nay hầu hết còn quá trẻ hoặc quá già, nhiều giảng viên không chịu khó cập nhật thông tin, không chủ động nâng cao tay nghề, hàng năm nhiều cán bộ giảng viên không có đề tài nghiên cứu, chưa có bài báo đăng trên tạp chí khoa học trong nước và nước ngoài, trình độ ngoại ngữ còn hạn chế.... đây cũng là một khó khăn trong việc thực hiện quyền tự chủ của các trường, vì giảng viên có vai trò định hướng cho sinh viên tính tự chủ gắn với trách nhiệm xã hội trong quá trình đào tạo.

Bên cạnh đó, theo PGS.TS Cao Văn, các trường đại học địa phương còn gặp nhiều khó khăn hơn bên cạnh những bất cập trong cơ chế tự chủ và thực hiện trách nhiệm xã hội chung cho các trường đại học; với đặc thù được BộGD&ĐTquản lý về chuyên môn, địa phương quản lý về nhân sự và quan trọng hơn cả là cấp kinh phí hoạt động, các trường đại học địa phương luôn phải giải quyết một bài toán khó: một mặt phải đáp ứng yêu cầu quản lý chuyên môn của Bộ, một mặt phải thực hiện sự quản lý khá chặt chẽ về nhân sự, ngân sách hoạt động do địa phương trực tiếp chi phối, tình thế này dẫn đến tình trạng không phân định được trường được tự chủ đến đâu.

Điển hình như số lượng chế cán bộ giảng viên Bộ thì qui định là dựa trên tổng số sinh viên của trường, Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh, trong việc phân bổ biên chế ở các trường, bởi vậy mới có sự bất cập trong mô hình tổ chức, chế độ đãi ngộ và cơ chế điều hành các nhà trường.

5 giải pháp

Để tăng quyền tự chủ, trách nhiệm xã hội ở các trườngđại học, từ đó nâng cao năng lực đào tạo trong giai đoạn hiện nay PGS.TS Cao Văn đã đưa ra 5 giải pháp:

Thứ nhất, Chính phủ và các Bộ, Ngành cần rà soát, xem xét lại hệ thống mô hình giáo dục đại học hiện nay. Từ đó có sự phân loại, xếp hạng các trường đại học cho phù hợp với chức năng, nhiệmvụ và quy mô hoạt động của các trường. Việc phân loại, xếp hạng sẽ giúp cho quá trình xác định và ra quyết định về mức độ quyền tự chủ vàtráchnhiệm xã hội của các trường đại học đảm bảo tính khoa học, tạo đà cho sự ổn định và phát triển của các trường hiện tại và trong tương lai .

Thứ hai, các trường thực hiện tự chủ phải tự khẳng định mình, xây dựng kế hoạch, chiến lược, tầm nhìn đáp ứng sự thay đổi nhanh và yêu cầu của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội.

Các trường phải công khai, minh bạch khả năng, tiềm năng chất lượng, hiệu quả các hoạt động của mình trong hiện tại và tương lai với những cơ sở dữ liệu, luận cứ thuyết phục.

Đồng thời phải báo cáo các hoạt động với các bên liên quan, trước hết là cơ quan chủ quan để nâng cao trách nhiệm xã hội của nhà trường với các nhóm lợi ích liên quan và không ngừng tự hoàn thiện mình, đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Thứ ba, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phân cấp các trường đại học. Tăng tính tự chủ và trách nhiệm xã hội của các trường trên các lĩnh vực: nhânsự, tài chính, đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế.

Thứ tư, các trường được tự chủ trong tuyển dụng và quản lý đội ngũ cán bộ, giảng viên.Với mục đích xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý có đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, tiến tới vượt chuẩn để có thể thực hiện tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong lĩnh vực đào tạo, các trường cần tăng cường phân cấp tuyển dụng tới các đơn vị; xây dựng chuẩn tuyển dụng đội ngũ giảng viên; xây dựng quy trình tuyển dụng cán bộ hợp lý; sử dụng, bố trí đúng người, đúng việc phát huy năng lực, sở trường của mỗi người.

Thứ năm, nâng cao nhận thức về thực hiện tự chủ và trách nhiệm xã hội trong quản lý của nhà trường. Tổ chức phổ biến, quán triệt nội dung tự chủ và trách nhiệm xã hội đến toàn thể các cán bộ, giảng viên trong nhà trường.

PGS.TS Cao Văn khẳng định: “Quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các trường đại học ở nước ta hiện nay phải được coi là động lực chủ yếu, là đòn bẩy để nhanh chóng phát triển giáo dục đại học, là giải pháp cơ bản và hữu hiệu trong xóa bỏ tình trạng chạy theo thành tích của các trường.

Giao quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội cho các trường sẽ là “khoán 10” đối với phát triển giáo dục đại học. Có và được thực hiện đầy đủ quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của mình, thì các trường sẽ nhanh chóng tự mình tạo ra cơ hội và đường đi ngắn nhất, hiệu quả nhất trong đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, chất lượng cao đáp ứng yêu cầu xã hội và hội nhập quốc tế hiện nay, từ đó nâng cao vị trí của trường trong phân cấp các trường đại học”.

Tác giả bài viết: Hồng Hạnh (ghi)

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG


TOP