Suối cá Cẩm Lương nằm bên chân núi Trường Sinh, thuộc bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện miền núi Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa được nhân dân quen gọi là Vó cá thần hay suối cá Thần.
Theo một nhân viên bảo vệ suối cho biết, đàn cá trong suối Cẩm Lương được gọi là cá dốc, có thân hình giống cá trắm, mồm giống cá trôi. Loài này thuộc bộ cá chép và nằm trong sách đỏ Việt Nam.
Đàn cá có những con nặng tới 30kg, đặc biệt, khi mùa nước lớn, đàn cá xuât hiện rất đông, tạo thành một dòng suối ngập cá. Chúng còn nô đùa với khách du lịch mỗi khi được cho ăn.
Đến nay, chưa có nhà khoa học nào nghiên cứu chính xác về nguồn gốc của suối cá cũng như những hiện tượng về đàn cá. Nhưng người dân tin rằng cá ở đây linh thiêng nên mọi người chỉ đến chiêm ngưỡng và cầu may, không ai đánh bắt.
Theo niềm tin của người dân trong vùng, sự sung túc của đàn cá trên dòng suối sẽ đem lại sự bình yên no ấm cho cuộc sống của bà con. Vì vậy, đồng bào dân tộc Mường, Thái ở địa phương truyền đời nhau luôn nuôi nấng đàn cá và gìn giữ dòng suối.
Theo một nhân viên bảo vệ suối cho biết, đàn cá trong suối Cẩm Lương được gọi là cá dốc, có thân hình giống cá trắm, mồm giống cá trôi. Loài này thuộc bộ cá chép và nằm trong sách đỏ Việt Nam.
Đàn cá có những con nặng tới 30kg, đặc biệt, khi mùa nước lớn, đàn cá xuât hiện rất đông, tạo thành một dòng suối ngập cá. Chúng còn nô đùa với khách du lịch mỗi khi được cho ăn.
Đến nay, chưa có nhà khoa học nào nghiên cứu chính xác về nguồn gốc của suối cá cũng như những hiện tượng về đàn cá. Nhưng người dân tin rằng cá ở đây linh thiêng nên mọi người chỉ đến chiêm ngưỡng và cầu may, không ai đánh bắt.
Theo niềm tin của người dân trong vùng, sự sung túc của đàn cá trên dòng suối sẽ đem lại sự bình yên no ấm cho cuộc sống của bà con. Vì vậy, đồng bào dân tộc Mường, Thái ở địa phương truyền đời nhau luôn nuôi nấng đàn cá và gìn giữ dòng suối.
Tác giả bài viết: Nhóm PV Truyền hình