Facebook hiện có hơn 1,5 tỷ người dùng. Với dân số đông đảo như vậy, thì hệ thống an ninh bảo mật của Facebook phải làm việc cực kỳ gắt gao, để đảm bảo các nội dung xấu, thù địch hay bạo lực không được phép xuất hiện trên "tường nhà" của mỗi người.
Tuy nhiên, càng ngày Facebook càng đánh mất đi sự tín nhiệm của các công dân với mình. Điển hình là chính phủ Israel, những quan chức nước này đã không tiếc lời chỉ trích nặng nề hệ thống an ninh làm việc kém hiệu quả, gây nhiều bức bối cho chính quyền.
Tuy nhiên, càng ngày Facebook càng đánh mất đi sự tín nhiệm của các công dân với mình. Điển hình là chính phủ Israel, những quan chức nước này đã không tiếc lời chỉ trích nặng nề hệ thống an ninh làm việc kém hiệu quả, gây nhiều bức bối cho chính quyền.
Facebook lại đang dính vào các rắc rối với chính quyền Israel.
Dưới áp lực quân sự ngày càng tăng cao ở Israel, ngay cả mạng xã hội giải trí Facebook cũng không thoát khỏi những lùm xùm với chính phủ nước này. Sau khi phải nỗ lực chiến đấu với các cuộc tấn công khủng bố trong khu vực, chính quyền Israel đang vật lộn để điều tra các nghi phạm và những người được coi là mối đe doạ. "Nhưng Facebook lại hồn nhiên phá hoại những nỗ lực của cảnh sát Israel." Bộ trưởng an ninh công cộng Gilad Erdan bức xúc cho hay.
Ngài bộ trưởng giận dữ không tiếc lời nói rằng Facebook chính là một con quái vật, lười biếng không chịu làm công việc mà lẽ ra nó phải hết sức cần mẫn hoàn thành. Trong 74 bài viết cực đoan được đăng lên Facebook, thì chỉ có vỏn vẹn 24 bài được xoá đi, sau khi hệ thống bảo mật phát hiện chúng vi phạm các chính sách yêu hoà bình của mình.
Ngài bộ trưởng hết sức bức xúc về việc Facebook cứ hồn nhiên chọc ngoáy vào việc của ông và chính quyền Israel.
Điều tồi tệ nhất là Facebook còn "dám" không công nhận chủ quyền của Israel ở Bờ Tây, nơi mà cộng đồng người Palestine đang cố gắng xây dựng một tiểu bang độc lập. Và như vậy có nghĩa là Facebook đang chối bỏ hiến pháp và các luật có liên quan của Israel ở khu vực đó.
Không thể ngồi chờ Facebook giải quyết hết đống bê bối đó, chính phủ cánh hữu của Israel hiện đang nhanh chóng soạn thảo một đạo luật, mà theo đó sẽ dùng nó để buộc ông lớn mạng xã hội phải xoá khẩn trương các bài viết nhen nhóm nguy hiểm hay cực đoan.
Về phần mình, Facebook cũng sốt sắng cho hay công ty này vẫn luôn tuân thủ các yêu cầu và làm việc với chính phủ Israel chặt chẽ. Facebook đảm bảo rằng người sử dụng sẽ 100% phải tuân thủ theo các chính sách của công ty và pháp luật địa phương. Tuy nhiên Facebook cũng khéo léo đùn đẩy một chút trách nhiệm sang phía người dùng với tuyên bố "các bài viết cực đoan đôi khi chỉ được phát hiện khi có nhiều báo cáo của người sử dụng."
Cựu tổng thống Shimon Peres và ông chủ Facebook trong một lần gặp gỡ.
Đây không phải là lần đầu tiên mà các mạng xã hội nói chung và Facebook nói riêng, đã phải chịu áp lực từ chính quyền. Chính phủ Nga đã liên tục gây sức ép và cảnh báo Facebook có thể sẽ bị cấm ở nước này, nếu công ty không tuân thủ pháp luật "chống khủng bố" của chính phủ. Trong khi đó, việc các tay súng của phiến quân IS (dù là giả mạo) cũng có profile trên Facebook, rồi hồn nhiên đăng những nội dung bạo lực và cực đoan đã gây nhiều bức xúc cho người dân.
Dưới sức ép như vậy, gần đây, Facebook đã bắt đầu cập nhật tính năng tự động loại bỏ bài viết và video cực đoan từ mạng lưới của mình.
Tác giả bài viết: Ngọc Nhým