Một cô gái 14 tuổi tên là Natasha ở Anh đã qua đời sau khi dùng băng vệ sinh lần đầu tiên khiến dư luận xôn xao không ngừng trong thời gian qua.
Băng vệ sinh là đồ dùng quen thuộc và thiết yếu đối với mọi phụ nữ, tại sao có thể mất an toàn như vậy?
Khoảng 5 ngày trước khi qua đời, Natasha xuất hiện sốt cao, nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt và các triệu chứng khác, các bác sĩ nghĩ rằng cô đã bị nhiễm norovirus, nhưng điều trị không hiệu quả.
Cái chết của cô được kết luận là bị sốc nhiễm khuẩn, nhiễm độc. Dù đây là một bệnh không phải quá phổ biến nhưng bố mẹ của cô cũng muốn gửi lời nhắn đến cộng đồng với hy vọng mọi người biết được để phòng bệnh.
Bố mẹ Natasha muốn nhiều người biết về nguyên nhân gây ra cái chết của cô (Ảnh minh họa)
Quá hoang mang khi nghe tin này, Bác sĩ Vương Ái Minh, Giám đốc khoa sản phụ khoa Bệnh viện đa khoa Hải quân Bắc Kinh cho biết, trong trường hợp bệnh nhân tử vong cũng cần xét đến các yếu tố khác như cảm lạnh hay viêm phổi.
Cũng có thể là cái chết của cô gái không hẳn là do sử dụng băng vệ sinh. Triệu chứng cụ thể từ thông tin trên nếu bệnh nhân bị viêm vùng chậu, viêm âm đạo rất nghiêm trọng, thì nguy cơ tử vong do băng vệ sinh có thể cao hơn.
Về lý thuyết, có thể cô gái đã sử dụng băng vệ sinh gây ra viêm da dị ứng bộ phận sinh dục, dẫn đến sốc nhiễm độc và tử vong. Quá trình sử dụng vật liệu sản xuất, khử trùng có thể là nguyên nhân liên quan.
Về nguyên tắc, quá trình sản xuất băng vệ sinh phải đảm bảo quy trình khử trùng nghiêm ngặt, nếu đúng như vậy thì lượng độc tố tồn dư trong băng vệ sinh tương đối nhỏ. Nếu quy trình này thực hiện không tốt có thể sẽ dẫn đến ngộ độc.
Hơn nữa, những người dễ bị dị ứng, viêm vùng chậu, sau khi sử dụng băng vệ sinh có thể gây ra máu kinh nguyệt, dẫn đến nhiễm trùng ngược dòng, gây viêm vùng chậu nặng hơn.
Một số trường hợp khác trong kỳ kinh nguyệt, dùng băng vệ sinh ẩm ướt ít nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến sự an toàn của âm đạo.
Khu vực này có tới 30 loại vi khuẩn hoặc hơn sẽ dễ dàng gây viêm niêm mạc, hệ thực vật mất cân bằng, có thể gây ra nhiễm trùng đường huyết và nhiễm độc.
Làm thế nào để lựa chọn băng vệ sinh an toàn hơn?
Chọn thương hiệu hoặc nhà máy sản xuất băng vệ sinh có uy tín, đảm bảo vệ sinh trong quy trình sản xuất.
Lựa chọn băng vệ sinh có nguyên liệu tự nhiên (có nguồn gốc từ bông hoặc gỗ) hạn chế sử dụng sợi hóa học, đặc biệt là những người hay bị dị ứng.
Ngoài ra, băng vệ sinh cũng có hạn sử dụng, hãy lưu ý ngày khử trùng hoặc hạn ghi trên bao bì, nếu không nằm trong phạm vi này có thể là kém an toàn.
Trong trường hợp sử dụng băng vệ sinh gây ra bất cứ điều gì bất thường, cảm giác bất thường, phải kịp thời đến bệnh viện, vì bạn sẽ phải chạy đua với thời gian trong trong trường hợp bị nhiễm độc.
Nên sử dụng băng vệ sinh dán ngoài thay vì sử dụng loại để trong âm đạo, vì thời gian nằm lâu sẽ dễ gây nhiễm khuẩn.
Thường xuyên thay băng vệ sinh khoảng 4 tiếng/lần. Trong trường hợp ngủ hoặc vướng bận, cũng không được phép để quá 8 giờ.
Tác giả bài viết: Chaki Nguyễn