Giới trẻ

Bị "cuỗm" bữa trưa, vẫn gửi tin nhắn lịch sự cho đồng nghiệp

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn mang bữa trưa tới văn phòng nhưng lúc đến bữa, háo hức lấy ra thì lại phát hiện nó bị ai đó nẫng mất?

Có ít nhất 2 lý do cho việc một nhân viên tự mang bữa trưa tới văn phòng:

1. Cố gắng để tiết kiệm chút tiền ăn.

2. Muốn có bữa ăn khỏe mạnh, sạch sẽ thay vì một suất ăn nhanh toàn thực phẩm rác và một lon coca-cola.

Dù cho vì bất cứ lý do nào thì việc tự mang bữa trưa cũng là một điều tốt nên được phát huy.

Nhưng việc tốt này sẽ mất hết ý nghĩa nếu ai đó “nẫng” mất thành quả chuẩn bị của bạn.

Đó chính xác những gì đã xảy ra với anh chàng Wayne tội nghiệp, khi mở tủ lạnh ra và phát hiện túi jambon của mình ít đi trông thấy.

Ở trường hợp này, có nhiều người sẽ lúng túng không biết cách xử lý thế nào, nhưng anh chàng Waynen, sau khi về nhà và suy xét tình hình cẩn thận, đã có ý tưởng đột phá.

Nguyên văn lời nhắn của khổ chủ và câu trả lời của kẻ ăn vụng đáo để.

Wayne viết một tin nhắn dán lên gói thịt nguội trong tủ lạnh với nội dung như sau:

“Ai đó hôm qua đã ăn những miếng thịt nguội này xin vui lòng cho tôi biết cảm tưởng về chúng.

Cám ơn, Wayne.”

Yeah. Ai còn muốn gây rối với Wayne nữa.

Thế nhưng, quả thật có người đã phản ứng lại:

“Hơi mặn, điểm 6/10.”

Điều buồn cười ở đây là lời nhắn này đã được một đồng nghiệp của Wayne cho đăng trên Reddit, mà người này chắc không phải là tên ăn vụng thịt nguội.

Ngay lập tức, những người dùng reddit đã nhanh chóng phản ứng lại bằng các comment. Phần lớn cho rằng việc đánh cắp bữa trưa của người khác là hành vi phạm tội cần “quất mông”... Nhưng điều mà họ chờ đợi nhất lại là xem tin nhắn tiếp theo của Wayne sẽ là gì?

Điều 32 của Luật An toàn Thực phẩm áp dụng cho kinh doanh thức ăn đường phố có quy định.

Yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu, dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm và người kinh doanh thức ăn đường phố

1. Nguyên liệu để chế biến thức ăn đường phố phải bảo đảm an toàn thực phẩm, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

2. Dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm phải bảo đảm an toàn vệ sinh.

3. Bao gói và các vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không được gây ô nhiễm và thôi nhiễm vào thực phẩm.

4. Có dụng cụ che nắng, mưa, bụi bẩn, côn trùng và động vật gây hại.

5. Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.

6. Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành đối với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

* Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo.

Tác giả bài viết: MINH MINH

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG


TOP