Cuộc sống

Ẩn họa khôn lường sau các món ăn khoái khẩu được chế biến từ bì lợn

Thay vì vứt bỏ những bì lợn được lọc ra, nhiều chủ cửa hàng đã tận dụng để chế biến thành các món ăn như nem sợi, chạo bì, chạo khế phục vụ cho khách hàng.

Trong quá trình giết mổ lợn hiện nay, thay vì việc sử dụng nước đun sôi để cạo lông lợn thì các lò mổ thường cạo sống. Vì vậy, chân của lông lợn vẫn còn ở lại bì. Cũng vì lí do đó mà nhiều khách mua thịt lợn đã yêu cầu chủ cửa hàng lọc bỏ phần bì.

Thay vì số bì lợn đó sẽ được bỏ đi, một số người lại tận dụng khả năng dai, giòn của bì lợn để chế biến thành các món ăn khoái khẩu, phục vụ cho việc ăn nhậu bia rượu.

Dạo một vòng quanh các chợ trên địa bàn Hà Nội như chợ Phú Đô, chợ Tân Mai, một số quán ở phố Nguyễn Chính, mọi người dễ dàng nhận thấy những quán có biển hiệu chào bán Chạo khế, Nem sợi, chạo bì… được bán với giá thành khá rẻ.

anh 1 1467904008
Món nem sợi được chế biến từ bì lợn

Ghé vào quán chị Huệ - chuyên bán Chạo khế ở phố Nguyễn Chính, Hoàng Mai chúng tôi được chủ quán mời chào đón đả mua món ăn này với giá 5000 đồng/lạng. Sau khi mua 2 lạng Chạo khế mang về nhà chúng tôi quan sát thì thấy dù được thái mỏng nhưng chân lông vẫn hiện rõ trên từng miếng chạo.

Theo chia sẻ của anh Nguyễn Văn Thắng, trước đây mình cũng rất hay mua món Chạo khế với nem sợi về để nhậu cùng bạn bè. Lí do là giá cả hợp lý, khi ăn thì thấy nó dai, giòn. Sau đó, thấy mọi người nhắc nhở về chân lông còn lại trên bì lợn độc hại nên anh đã không sử dụng nữa.

Cũng từ món nem sợi được mua ở chợ Tân Mai, chúng tôi xác định không sử dụng mà để kín trong túi nilon hơn 1 ngày thì thấy đồ ăn đó bị hỏng. Khi bỏ ra, đeo găng tay nilon bóp chặt vào năm nem đó thì thấy bì lợn nhão ra và chân lông thì hiện ra lởm chởm, nhiều chiếc lông cứng đâm xuyên vào da tay rất đau.

093933mat na bi lon 1 1467933361
Ngay cả khi chưa bị thối, người tiêu dùng cũng không nên ăn bì lợn. Ảnh minh họa.

Theo TS Nguyễn Mạnh Đôn, Trưởng ban Khoa học Công nghệ và Kinh tế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam: Trong thực phẩm, bì lợn không được coi là thức ăn bổ dưỡng mà chủ yếu sử dụng làm hồ dán.

Vì vậy, ngay cả khi chưa bị thối, người tiêu dùng cũng không nên ăn bì lợn. Những chiếc lông này rất cứng, được ví như thuỷ tinh nhỏ. Khi ăn vào ruột sẽ cắm vào màng nhầy (một chất tiết ra men để tiêu hoá thức ăn - PV) ở ruột non và dạ dày gây tổn thương màng ruột, dạ dày.

Tác giả bài viết: Nguyên Mạnh

BÀI MỚI ĐĂNG


TOP