Biết trước được gan khỏe hay yếu là vô cùng quan trọng, tác động lớn đến việc phòng và chữa bệnh, đón đầu cơ hội cứu sống người bệnh nếu phát hiện sớm.
Theo các chuyên gia sức khỏe, tốt nhất bạn nên đi khám định kỳ để phát hiện sự bất thường, tuy nhiên nếu chưa đi khám, tự tìm hiểu bệnh và "để tâm" hơn đến sức khỏe bản thân là vô cùng quan trọng.
Sau đây là 5 triệu chứng thường xảy ra khi gan có vấn đề dẫn đến ung thư, bất kỳ ai cũng nên quan sát để có những tác động y tế kịp thời.
1. Giảm cân, mệt mỏi
Người bị ung thư gan thường có triệu chứng giảm cân, mệt mỏi.
Đây có thể là do chất chuyển hóa trong khối u gây ra bởi những thay đổi sinh hóa của cơ thể. Người bệnh sẽ chán ăn, ăn ít và có cảm giác suy nhược nghiêm trọng.
2. Sốt
Người mang mầm bệnh ung thư gan thường sốt khoảng 37.5℃ ~ 38 ℃, thậm chí lên đến 39 ℃.
Kiểu sốt bất thường không rõ nguyên nhân, nhiều người không kèm theo ớn lạnh, hay sốt vào buổi chiều. Nguyên nhân sốt có thể do hoại tử khối u hoặc các chất chuyển hóa khối u gây ra.
3. Hệ tiêu hóa thay đổi
Người mắc bệnh có triệu chứng chán ăn tăng lên, đầy bụng sau bữa ăn, thậm chí buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.
4. Xuất hiện những cơn đau
Đây là một triệu chứng phổ biến của bệnh nhân ung thư gan, cơn đau thường nằm ở vùng gan. Bệnh nặng sẽ cảm thấy đau ở dưới phần sườn bên phải hoặc theo hình lưỡi kiếm.
Thông thường sẽ đau nhiều lần và dai dẳng, lúc đau âm ỉ, lúc đau ngứa ran. Một số người đau lan xuống vùng bụng trên dẫn đến đoán nhầm là đau dạ dày và trì hoãn điều trị.
Khi mầm ung thư di căn sẽ có các triệu chứng đau tăng lên, có thể đau thêm ở vùng phổi, di căn đến xương sẽ cảm thấy đau xương.
Một vài bệnh nhân lâm sàng có biểu hiện như đau dữ dội đột ngột ở vùng gan, chủ yếu đau trên bề mặt của các nốt ung thư gan bị vỡ chảy máu.
Nếu bệnh nhân bị đau kèm theo chóng mặt, hoa mắt, đánh trống ngực, hiệu suất áp lực máu giảm, là cảnh báo hiện tượng chảy máu nội bộ nghiêm trọng, trong trường hợp này cần cấp cứu ngay lập tức.
5. Các triệu chứng khác
Người bị bệnh viêm gan, xơ gan hoặc ung thư thường có triệu chứng chảy máu bất thường như chảy máu cam, nướu và bầm máu dưới da. Thi thoảng xuất hiện phù nề, cổ trướng, đầy bụng.
Theo các chuyên gia, ăn uống lành mạnh có thể giảm tới 40% tỉ lệ mắc bệnh ung thư. Vậy ăn thế nào để phòng tránh ung thư gan?
Sau đây là cách ăn uống phòng tránh ung thư gan mà bất kỳ ai cũng nên tham khảo để phòng và tránh bệnh.
Những thực phẩm bảo vệ gan chuyên gia khuyên bạn nên ăn thường xuyên
1. Cà rốt, cam quýt
Các chuyên gia cho rằng, sở dĩ trái cây rau củ có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư là vì chúng chứa các chất vitamin, khoáng chất, chất xơ.
Khi các chất này kết hợp với nhau sẽ sinh ra các phản ứng hóa học, cản trở sự phát triển của mầm bệnh.
Theo lời khuyên của một tiến sĩ nghiên cứu về thực phẩm, mỗi ngày chúng ta nên ăn khoảng ít nhất 5 loại rau củ quả hoặc nhiều hơn.
Buổi sáng uống một ly nước ép sẽ rất tốt. Buổi trưa, chiều nên ăn thêm vài miếng hoa quả. Trong bữa ăn chính nên ăn vài món rau.
Như vậy cả ngày sẽ đưa vào cơ thể tổng lượng khoảng 400- 800gram, giúp làm giảm nguy cơ ung thư gan tới 20%.
2. Uống trà
Người có thói quen uống trà, nếu duy trì thường xuyên với liều lượng phù hợp sẽ có tác dụng tốt trong phòng ngừa ung thư gan.
3. Ăn các sản phẩm từ sữa
Các nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng, trong trường hợp kiểm soát tốt việc uống rượu, nếu ăn uống thêm các sản phẩm từ sữa hàng ngày, sẽ làm giảm nguy cơ mắc ung thư gan tới 78%.
Hiện nay trẻ em đã có thói quen uống sữa khá đều, nhưng người lớn vẫn chưa đủ qua tâm đến việc bổ sung sữa, hãy lưu ý sớm điều này để giảm nguy cơ mắc ung thư.
4. Măng tre, rau diếp, măng tây
Các chuyên gia gợi ý rằng ăn ba món này trong bữa ăn hàng ngày, không chỉ tươi ngon hấp dẫn, mà còn có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư gan.
Những thực phẩm gây ung thư gan chuyên gia khuyên bạn nên tránh tối đa
1. Không ăn thức ăn bị mốc
Thực phẩm bị mốc chứa các chất aflatoxin gây ra ung thư gan, thời gian ủ bệnh ngắn nhất chỉ trong vòng 24 tuần.
Tốt nhất cần phải lưu trữ thực phẩm đúng cách, một khi bị mốc cần được loại bỏ ngay lập tức, đặc biệt là đậu nành, lạc, khoai lang, mía…
Ngoài ra, dầu lạc cũng không nên lưu trữ lâu ngày, khi ngửi thấy dầu có mùi hôi hoặc biến mùi lạ thì nên vứt bỏ.
2. Hạn chế ăn dưa chua
Bắp cải, dưa và các món muối chua luôn là món khai vị ngon. Khi thời tiết nắng nóng, cơ thể mệt mỏi, chán ăn sẽ là lúc dễ lựa chọn các món ăn từ dưa chua.
Tuy nhiên dưa chua có chứa một lượng lớn chất nitrosamine, đã được các nhà nghiên cứu chứng minh rằng nó có thể gây ra ung thư gan, tốt nhất là không ăn hoặc ăn càng ít càng tốt.
3. Hạn chế uống rượu, uống càng ít càng tốt
Người uống rượu bia dài ngày sẽ làm tổn thương lớn đến niêm mạc dạ dày, khi các tế bào dạ dày bị thương, các chất độc hại trong thực phẩm sẽ được hấp thụ vào dạ dày, gây ra viêm gan.
Khi chức năng gan kém, khả năng giải độc yếu đi sẽ gây ra xơ gan, tiền đề cho nguy cơ mắc ung thư gan.
Nếu uống bia rượu với lạc bị mốc thì nguy cơ sinh bệnh sẽ còn tăng lên gấp nhiều lần. Chuyên gia khuyến cáo nam giới mỗi ngày không nên uống quá 2 ly, nữ không nên nhiều hơn 1 ly rượu.
4. Không ăn dầu mỡ đã bị biến chất
Dầu mỡ không nên nấu đi nấu lại, chỉ chiên rán một lần rồi nên bỏ đi. Dầu cũ có chứa thành phần hóa học MDA, có thể tạo ra polymer và phản ứng với protein trong cơ thể làm cho cấu trúc của protein bị biến dị.
Từ đó, làm cho các tế bào protein biến dị mất đi chức năng bình thường và tự chuyển hóa thành tế bào ung thư giai đoạn đầu tiên.
Tác giả bài viết: Vân Hồng