Bạn cần biết

3 cách giúp bạn 'đối phó' với ung thư

Lấy câu chuyện của mình để làm ví dụ, bác sĩ Nguyễn Lê khuyên mỗi người nên có những hành động kịp thời và hiệu quả để phòng tránh ung thư.

Theo Bộ Y tế Việt Nam, đến năm 2020, ước tính số bệnh nhân ung thư sẽ lên đến 200.000 người. Bên cạnh đó, báo cáo của The American Cancer Stage cho thấy 90% bệnh nhân ung thư được chữa khỏi nếu phát hiện sớm.

Bằng chứng cụ thể cho những số liệu trên là bác sĩ, Thượng tá Nguyễn Lê (Bệnh viện Quân y 103, Giảng viên Học viện Quân y). Năm 38 tuổi, anh được chẩn đoán ung thư gan, phải gác lại việc bảo vệ luận án Tiến sĩ để điều giai đoạn đầu khi bệnh chưa di căn. Sau khi có phác đồ điều trị phù hợp và chiến thắng bệnh, anh đã chia sẻ 3 các giúp bệnh nhân đối phó với ung thư.

Tầm soát định kỳ

Bác sĩ Lê cho biết một số loại ung thư có khả năng chữa khỏi cao nếu được phát hiện sớm như ung thư vú, ung thư da… Mỗi loại ung thư sẽ có những biểu hiện và phác đồ điều trị khác nhau, vì thế bạn nên tầm soát ung thư định kỳ để phát hiện, điều trị kịp thời.

“Chỉ cần bệnh nhân chủ động khám sớm một chút, mọi việc đã khác đi rất nhiều. Đôi khi vì quá chủ quan, coi thường sức khỏe mà chúng ta đánh mất đi cơ hội sống trọn vẹn với gia đình và người thân”, anh tâm sự.

Bác sĩ Nguyễn Lê khuyên người bệnh nên tầm soát định kỳ.

Bác sĩ Lê khuyên không nên xem nhẹ những căn bệnh hiểm nghèo như tim mạch, hở van tim, huyết áp, xơ vữa động mạch… Hãy lắng nghe cơ thể và kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện những triệu chứng, dấu hiệu bất thường, từ đó có thể điều trị kịp thời, tăng cơ hội chữa trị.

Tinh thần và chế độ ăn uống

Trong quá trình điều trị, bác sĩ Lê luôn tìm phương pháp hợp lý để tiêu diệt tế bào ung thư nhưng không làm ảnh hưởng tế bào lành mạnh, tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng.

Anh còn nhấn mạnh tinh thần lạc quan và chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp tăng 70% cơ hội thành công trong việc điều trị ung thư. Bác sĩ Lê nói: “Động lực sống của tôi lúc đấy rất mãnh liệt. Nghĩ đến ba mẹ của mình đã trên 80 tuổi không ai chăm sóc và 2 con nhỏ, một bé mới 4 tháng tuổi, tôi biết mình phải sống, sống để làm tròn chữ hiếu với ba mẹ và vẹn công cha với đứa con”.

Khi bình phục và giúp những bệnh nhân khác vượt qua “cửa tử”, anh động viên với thái độ lạc quan: “Bệnh ung thư là cơ hội để tôi thay đổi suy nghĩ và nhìn ra mục đích sống thật sự của bản thân. Tôi sống chậm hơn để tận hưởng cùng gia đình, vợ con, bạn bè và để mang lại hy vọng cho nhiều bệnh nhân mắc phải ung thư”.

“Tôi đã đánh bại ung thư với động lực sống mãnh liệt", bác sĩ Lê chia sẻ.

Chuẩn bị tài chính kịp thời

Qua nhiều năm điều trị cho bệnh nhân ung thư, bác sĩ Lê nhận định “cuộc chiến” này vô cùng gian nan, khó khăn và tốn kém. Nếu không có nền tảng về tài chính, ý chí của bệnh nhân và gia đình sẽ bị mài mòn nhanh chóng.

Anh còn cho biết nhiều bệnh nhân dù biết mình mắc bệnh ung thư nhưng không đủ tài chính để điều trị và bồi bổ cho cơ thể. Chính vì vậy, có kế hoạch tài chính để phòng ngừa cho những rủi ro nên được chuẩn bị ngay khi chúng ta còn đang khỏe mạnh.

Bên cạnh kế hoạch tiết kiệm và đầu tư, bạn nên dành ngân sách để lập nên quỹ dự phòng cho những trường hợp ngoài ý muốn. Hiện nay có nhiều sản phẩm bảo hiểm hỗ trợ tài chính từ giai đoạn đầu tiên nếu chẳng may mắc bệnh hiểm nghèo. Đây là giải pháp toàn diện giúp bệnh nhân chuẩn bị nền tảng tài chính vững vàng, tập trung điều trị và vượt qua nghịch cảnh.

Tác giả: Giang Thư Quân

Nguồn tin: Báo Zing

  Từ khóa: đối phó , ung thư

BÀI MỚI ĐĂNG


TOP