1. BestMe: BestMe Selfie Camera - ứng dụng độc đáo dành cho những ai thích chụp ảnh “tự sướng”. Không chỉ hỗ trợ gậy selfie, phần mềm còn cho phép người dùng thỏa thích biến hóa với 125 bộ lọc theo thời gian thực, gắn biểu tượng cảm xúc, stickers, cùng hiệu ứng làm mờ.
2. Camera FV-5: được mệnh danh là chiếc máy ảnh chuyên nghiệp trên smartphone, cho phép người dùng điều chỉnh các thông số bằng tay. Từ phơi sáng, tốc độ màn trập, ISO, lấy nét, cân bằng trắng, không gì là không thể. Ứng dụng hỗ trợ cả định dạnh ảnh RAW, PNG, JPEG và RGB.
3. Camera JB+: Phần mềm “đời cổ” này có từ phiên bản Android Jelly Bean. Các bộ lọc giúp màu ảnh mang tính hoài cổ. Người dùng có thể vừa chụp ảnh, quay video 4K, vừa điều chỉnh chế độ chụp, thiết lập chất lượng hình ảnh. Hiện đã có các phiên bản Camera KK (KitKat) và Camera ICS (Ice Cream Sandwich).
4. Camera MX: Là một trong những ứng dụng có từ những ngày đầu, Camera MX có đầy đủ các tính năng cần thiết như chế độ Live Shot, chụp toàn cảnh, hỗ trợ tỉ lệ 16: 9, cùng một loạt công cụ cho phép điều chỉnh độ sáng, độ tương phản, độ bão hòa...
5. Camera Zoom FX: Theo thời gian, Camera Zoom Fx được nhà phát triển bổ sung các tính năng như điều chỉnh bằng tay (ISO, lấy nét, tốc độ màn trập,v..v...), chụp ảnh file RAW. Các kỹ thuật chụp mới nhất như HDR, Time-Lapse, chụp toàn cảnh 360 độ và một loạt các hiệu ứng sau chụp giúp thảnh quả có được thực sự nổi bật. Không quá lời khi nói đây là phép kết hợp thành công giữa Instagram và “chụp ảnh chuyênnghiệp”.
6. Candy Camera: Với hơn 100 triệu lượt tải, Candy Camera trở thành một trong những ứng dụng chụp ảnh được yêu thích nhất trên Google Play. Chỉ cần một thao tác đơn giản, hàng trăm bộ lọc với các công cụ chỉnh sửa khác nhau (như che khuyết điểm, đánh phấn..) người dùng dễ dàng sở hữu những bức ảnh đẹp nhất.
7. Cardboard Camera: Cardboard Camera – phần mềm chụp ảnh duy nhất tương thích với kính thực tế ảo Google Cardboard. Chúng ta có thể xem lại những bức ảnh đã chụp một cách chân thực thông qua công nghệ 360 độ có sẵn.
8. Cymera: Dù không có khả năng thiết lập thủ công các thông số máy ảnh, Cymera vẫn được các fan của chụp ảnh “tự sướng” ưu ái với 200 triệu lượt tải về. Đi kèm với các chức năng chỉnh sửa ảnh quen thuộc, trình biên tập ảnh này còn cho phép người dùng sửa sang làn da, mái tóc, mắt, và các bộ phận khác trước khi chia sẻ trên mạng xã hội.
9. Google Camera: Không phải ứng dụng chụp ảnh tốt nhất nhưng Google Camera là ứng dụng chịu khó thay đổi nhất trong năm qua. Giao diện đơn giản, dung lượng thấp, nó được phát triển cho mọi lứa tuổi. Đặc biệt người dùng có thể quay Slow Motion, chụp góc rộng, chụp toàn cảnh, chụp Sphere (chụp toàn cảnh hình cầu)…
10. Open Camera: Có đầy đủ tính năng và được xây dựng trên mã nguồn mở. Tuy được trang bị một loạt các tính năng đắt giá như chống rung tự động, thiết lập chế độ chụp tay, điều khiển bằng giọng nói nhưng ứng dụng này hoàn toàn miễn phí, thậm chí không có quảng cáo đi kèm.
Tác giả bài viết: Trần Tiến
Nguồn tin: