Trong nước

Nữ tiếp viên hé lộ bí mật trong quán cắt tóc không một sợi tóc

Bấy giờ Hồng mới hiểu tại sao tiệm tóc mở cửa suốt cả ngày, khách ra vào nườm nượp nhưng đến chiều quét nhà không có một cọng tóc. Trong khi đó, vừa lúc má chị nhắn lên cần tiền khám bệnh thế là Hồng nhắm mắt đưa chân...

Tiệm cắt tóc không có tóc

Hồng rời vùng quê Sóc Trăng lên Sài Gòn, bước chân vào nghề từ năm 17 tuổi.

Cô kể: “Em làm với tiệm tóc nam được gần một năm thì nhận thấy ban đầu cũng có khách nhưng càng lúc tiệm càng vắng. Chủ tiệm đề nghị tụi em làm thêm đấm bóp cho khách và từ đó khách vào đông hơn, tụi em có tiền hơn ...".

Ảnh có tính chất minh họa. Nguồn ảnh: Internet


Hồng tiếp tục cho biết, người khách đấm bóp đầu tiên của Hồng là một người đứng tuổi. Sau khi vào phòng chỉ có 2 người, Hồng bắt đầu những động tác đấm bóp vừa mới học lại từ những anh đấm bóp dạo.

Ông khách nằm sấp. Hồng xoa tay trên lưng khách. Vừa lúc đó, tay của khách cũng bắt đầu chạm vào đùi nữ nhân viên. Cảm giác rất sợ nhưng Hồng đành phải chấp nhận vì trước đó chủ đã dặn phải chiều khách bằng mọi giá.

Rồi khách nằm ngửa, Hồng bóp tay. Tay còn lại ông khách đặt lên ngực Hồng. Hồng lảng ra tránh, ông khách có vẻ không hài lòng. Màn đấm bóp kéo dài trong 30 phút thì xong. Ông khách hỏi: “Chỉ có thế thôi sao?”, Hồng gật đầu. Ông ngồi dậy mặc áo, có vẻ không vui nói với Hồng: “Em mới làm hả?". Ông ta dúi tờ 50.000 ngàn đồng vào tay Hồng và đi ra.

Sau lần đó, Hồng suy nghĩ mãi không biết ông khách cần gì. Những người khách sau cũng có thái độ tương tự...

Tiệm đông khách trở lại từ khi có thêm xoa bóp. Tiệm vẫn duy trì ghế hớt tóc nhưng có khi cả ngày không có một người đến hớt. Anh thợ hớt tóc phải nghỉ việc tìm nơi khác.

Thỉnh thoảng có người vào cạo mặt, lấy ráy tai, các thợ khác đùn đẩy cho Hồng với lý do Hồng lành nghề hơn. Dường như các đồng nghiệp của Hồng chỉ thích làm xoa bóp. Điều này càng làm cho Hồng thắc mắc.

Đến một hôm, anh chủ tiệm gọi Hồng vào và nói nhỏ: "Em phải làm như các bạn mới có khách. Khách vào đây họ không cần đấm bóp đâu mà họ chỉ cần kích thích. Em cố gắng lên để có tiền mà sống chứ".

Bấy giờ Hồng mới hiểu tại sao tiệm tóc mở cửa suốt cả ngày, khách ra vào nườm nượp nhưng đến chiều quét nhà không có một cọng tóc. Trong khi đó, vừa lúc má chị nhắn lên cần tiền khám bệnh thế là Hồng nhắm mắt đưa chân.

Hồng bắt đầu có khách. Có người cứ vài ngày đến một lần và chỉ có Hồng anh ta mới chịu. Thu nhập của Hồng khá dần lên...

Tiếp tục làm ở đây được chừng 5 tháng thì có lượng khách đến với Hồng có phần giảm. Một người bạn của Hồng gợi ý, cái nghề này luôn cần thợ mới. Mình cũ chỗ này nhưng sẽ mới ở chỗ kia vì thế muốn có khách nhiều phải di chuyển sang tiệm khác.

Lần này, Hồng vào làm tại một tiệm tóc khá lớn trên đường Bùi Thị Xuân. Thợ nhiều nhưng mang tiếng là thợ mới, Hồng được nhiều người chiếu cố. Mỗi ngày Hồng có thể tiếp từ 8 đến 10 người khách và thu nhập có khi lên đến 6 - 700 nghìn/ngày, số tiền vào thời điểm 10 năm về trước.

Mỗi chỗ Hồng làm được 6 tháng đến 1 năm là tìm chỗ khác. Giờ ngồi kiểm lại, Hồng đã trải qua ít nhất là 10 tiệm.

Như vậy cả một thời thanh xuân của Hồng chôn chặt trong những tiệm tóc.

Khác với các công đoạn của hớt tóc đều được hưởng ăn chia 50-50, nghề xoa bóp cho khách thì ngược lại. Mỗi lần "đi tua" như thế, thợ phải đóng cho tiệm một khoản tiền. Tùy theo tiệm. Có tiệm cho thợ lấy tiền boa trực tiếp rồi sau đó đóng lại một khoản nhỏ. Có tiệm họ giữ luôn để đến cuối buổi họ trừ từ 10-15%. Lý luận của các chủ tiệm, số tiền này dùng trang tải các chi phí trong đó có việc đảm bảo cho tiệm hoạt động liên tục.

Dòng đời đưa đẩy

Ban đầu làm việc ở đây Hồng cũng lượng lự và e ngại nhưng hoàn cảnh gia đình đã không cho phép cô được lựa chọn.

Cô kể: “Nhà em có 8 anh chị em nên kinh tế gia đình khá khó khăn. Ngoài một vài công đất quanh nhà dùng để trồng trọt cây trái, ba em không còn cách gì để kiếm ăn nuôi con nên đã phải buôn bán thêm.

Từ nhỏ, em không được đi học. Em phải theo ba lênh đênh trên ghe bán hàng. Lớn lên em mới tự mày mò tập đọc, tập viết.

Em đi với ba được 5 năm. Các chị gái em đều có chồng ra ở riêng và kéo nhau lên Sài gòn làm đủ các nghề. Bấy giờ em đã 17 tuổi, bắt đầu lớn và có suy nghĩ. Em lo lắng không lẽ cứ theo ba mãi thế này sao? Rồi sau này em cũng sẽ phải lấy chồng, có con. Chính vì nghĩ như thế, em xin ba cho theo các chị lên Sài Gòn học nghề...

Con đường khởi nghiệp của em bắt đầu".

Ảnh minh họa


Cô kể tiếp: "Chị ba quen một tiệm uốn tóc, xin cho em vào học nghề. Là một đứa con gái nhà quê nhiều bỡ ngỡ, em chẳng biết phải làm gì. May mắn có một chị khoảng ngoài 30 tuổi đã chỉ nghề cho em.

Chị chỉ cho em rất tận tình những ngóc ngách của nghề uốn tóc. Rồi chị cho em thực tập. Lần đầu tiên làm cho khách, em sợ lắm nhưng có chị đứng bên cạnh.

Lần đó, làm xong khách "bo" cho em vài ngàn. Em cầm lấy và sau đó đưa lại cho chị. Chị nói, đây là đồng tiên đầu tiên trong nghề em kiếm được em cứ giữ đi. Chỉ có mấy ngàn thôi mà hôm ấy em mừng lắm. Tại Sài Gòn, đứa con gái nhà quê đã kiếm được đồng tiền đầu tiên, không mừng sao được.

Em học nghề ở đây được 2 năm. Ra nghề, em được giữ lại làm việc. Thế nhưng, công việc làm tóc nữ đòi hỏi thời gian nhiều, tiếp xúc với hóa chất thường xuyên và nhất là thu nhập không cao nên em cũng không mặn mà lắm.

Trong khi đó, ở quê nhà má em bệnh tim nặng. Ba không còn đi bán hàng trên ghe nữa mà ở nhà chăm má nên lâm vào tình trạng thiếu trước hụt sau.

Thời gian sau, chị từng dạy nghề cho em khuyên em nên tìm một tiệm hớt tóc nam thu nhập cao hơn và công việc không khó như tóc nữ. Thế nên chị đã bước chân vào các tiệm tóc nam".

Hàng chục năm làm việc nơi đây, cuối cùng Hồng cũng tìm được bến đỗ cho mình. Nhưng dường như nhân duyên đến với cô hơi chậm.

Hồng cho biết: “Đến năm 28 tuổi em mới gặp anh Trung. Anh hơn em gần 10 tuổi. Anh là khách trong một lần ghé tiệm khi em làm trên đường Phó Đức Chính. Anh hiểu và cảm thông, đồng ý lấy em mà không cần một điều kiện gì. Đám cưới diễn ra vài tháng sau đó. Em nghỉ, không làm nữa và chờ ngày sinh con...”.

(còn tiếp)

Tác giả bài viết: Trần Chánh Nghĩa

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG


TOP