Du lịch

Những bức tượng Phật ‘hai màu’ rất ‘lạ’ ở chùa Bái Đính

Những bức tượng La Hán ở chùa Bái Đính có hai màu, một màu xám tự nhiên của đá và một màu đen bóng nhẫy do tay người “sờ” quá nhiều tạo thành.

Trong những ngày đầu xuân năm mới, rất nhiều người đã đổ về các chùa chiền để lễ chùa đầu năm với hi vọng cả năm được bình an, may mắn.

Tại chùa Bái Đính – quần thể chùa lớn nhất Đông Nam Á và có hành lang tượng La Hán dài nhất châu Á đã thu hút nhiều người đi dọc hành lang và đưa những tờ tiền cầm trên tay vừa sờ vừa cho lên tay những vị La Hán.

Những bức tượng La Hán "nhẵn thín" vì bàn tay người sờ.

Được biết, hành lang tượng La Hán ở chùa Bái Đính có chiều dài gần 3km, được tạo ra từ những tảng đá xanh tự nhiên cao gần 2 mét.

Kể từ sau khi hoàn thành và được trưng bày tại chùa Bái Đính, các bức tượng đã nhanh chóng bị “đổi màu” theo thời gian. Bởi lẽ, khách đến tham quan đua nhau sờ (xoa) vào các bộ phận khác nhau trên các pho tượng chủ yếu là tay, chân, và bụng.

Tượng La Hán bị sờ đổi màu đen bóng nhẫy.

Cứ chỗ nào "tiện nhất" thì sờ.

Là một du khách từ Thái Nguyên xuống, bà Lan Thu cho biết: “Tôi sờ vì thấy mọi người làm vậy chứ không biết có ý nghĩa thật sự là gì”.

“Mình nhà ở gần Bái Đính, năm nào mình cũng đi chùa nhưng mình không sờ tượng Phật bao giờ. Đi chùa là lòng thành chứ không phải cứ sờ là may mắn đâu”, bạn trẻ Nguyễn Phúc chia sẻ.

Vì bị sờ nhiều nên những bức tượng phật ở đây đổi màu, từ màu xám tự nhiên thành màu đen bóng nhẫy trông mất thẩm mỹ.

Bàn tay Phật được cho những đồng tiền lẻ.

Mặc dù có biển cấm "Không sờ tay vào tượng và đồ thờ" nhưng nhiều người vẫn bỏ qua lời cảnh báo này.

Bên cạnh đó, không chỉ sờ, xoa tượng nhiều người cho rằng đặt tiền lên các pho tượng La Hán thì sẽ may mắn, tài lộc nhưng những người không quá tín thì cho rằng đây là hành vi phản tín ngưỡng và không phù hợp với giáo lý của nhà Phật và không nên làm tại chốn linh thiêng.


Biển báo được đặt ngay dưới chân tượng La Hán.

Ai đi lên cũng "sờ".

Cặp đôi nắm tay nhau và đưa tiền ra sờ tượng Phật.


Cả trẻ con cũng được người lớn học "sờ' tượng và xoa tiền.

Việc xoa tiền, sờ tượng Phật không chỉ xuất hiện ở chùa Bái Đính mà hầu hết ở bất cứ tượng Phật ở chùa nào cũng có.

Thiết nghĩ, việc cầu xin tài lộc, may mắn là tại tâm đến chùa cũng là thể hiện lòng thành kính và nhiều người cũng không nên tín quá mà gây ra những hình ảnh phản cảm, không đẹp mắt với người nhìn.

Tác giả bài viết: Thanh Lam

BÀI MỚI ĐĂNG


TOP