Bộ trưởng Thể thao và Thanh niên Malaysia, ông Khairy Jamaluddin ngày hôm nay cho biết chính phủ sẽ xem xét con đường khác để bày tỏ sự phản đối.
Ông nói: “Chúng tôi rất quan tâm tới diễn biến tại Rakhine, nhưng đồng thời chúng tôi cũng quan tâm tới án phạt của Liên đoàn bóng đá thế giới. Phía Malaysia sẽ theo đuổi một con đường khác để thể hiện sự theo dõi sát sao tới vấn đề ở bang Rakhine”.
Trả lời phỏng vấn của tờ News Straits Times (Malaysia), HLV Ong Kim Swee rất hoan nghênh quyết định của chính phủ và thể hiện sự vui mừng khi cầu thủ của ông có thể tập trung cho trận đấu ngày mai.
Hôm qua (24/11), Bộ trưởng Khairy nói về khả năng triệu hồi đội tuyển Malaysia về nước vì Myanmar bị cáo buộc đang đàn áp người Hồi giáo Rohingya ở bang Rakhine (Tây Bắc Myanmar).
Ông nói: “Chúng tôi rất quan tâm tới diễn biến tại Rakhine, nhưng đồng thời chúng tôi cũng quan tâm tới án phạt của Liên đoàn bóng đá thế giới. Phía Malaysia sẽ theo đuổi một con đường khác để thể hiện sự theo dõi sát sao tới vấn đề ở bang Rakhine”.
Trả lời phỏng vấn của tờ News Straits Times (Malaysia), HLV Ong Kim Swee rất hoan nghênh quyết định của chính phủ và thể hiện sự vui mừng khi cầu thủ của ông có thể tập trung cho trận đấu ngày mai.
Hôm qua (24/11), Bộ trưởng Khairy nói về khả năng triệu hồi đội tuyển Malaysia về nước vì Myanmar bị cáo buộc đang đàn áp người Hồi giáo Rohingya ở bang Rakhine (Tây Bắc Myanmar).
Thầy trò HLV Ong Kim Swee có thể toàn tâm toàn ý cho trận đấu sinh tử vào ngày mai.
Phản ứng trước sự việc này, các quan chức Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á hé lộ về án phạt nặng dành cho Malaysia: xử thua 0-3 trận đấu với Myanmar ngày mai và cấm tham dự 2 kỳ AFF Cup tiếp theo.
FIFA luôn khuyến cáo thành viên phải duy trì sự trung lập về chính trị và tôn giáo, đồng thời phạt rất nặng nếu thành viên vi phạm quy định này. Reuters hôm qua trích dẫn lời của phát ngôn viên FIFA nói rằng họ đang theo dõi chặt chẽ hành động của Malaysia.
Cuộc xung đột ở bang Rakhine đã khiến hàng trăm người Hồi giáo Rohingya phải chạy trốn sang Bangladesh. Theo bình luận của tờ News Straits Times (Malaysia), vụ xung đột này đặt ra thách thức nghiêm trọng với người đoạt giải Nobel Hòa bình – bà Aung San Suu Kyi. Năm ngoái, sau khi lên nắm quyền, bà Suu Kyi đặt ra lời hứa hòa giải dân tộc.
Leo thang bạo lực đã giết chết 86 người và khiến 30.000 người phải bỏ nhà cửa ra đi. Lính Myanmar bị cáo buộc tấn công tình dục với phụ nữ người dân tộc thiểu số.
Tác giả bài viết: Anh Dũng
Nguồn tin: