Du lịch

Lễ hội mặt nhọ của người Tày Lạng Sơn

Sau khoảng 50 năm bị gián đoạn, lễ hội Ná Nhèm của người Tày tại xã Trấn Yên (Bắc Sơn, Lạng Sơn) được phục dựng và đón bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2016.


Ná Nhèm là lễ hội truyền thống được tổ chức 3 năm một lần vào ngày rằm tháng giêng, từ năm 2012, lễ hội được phục dựng, duy trì mỗi năm một lần.


Trong tiếng Tày, Ná Nhèm có nghĩa là mặt nhọ, những người tham gia lễ hội phải bôi nhọ lên mặt thể hiện hình dạng bọn giặc trước đây đến cướp phá dân làng. Họ tin rằng làm như vậy sẽ đánh lạc hướng hồn ma của chúng và không con ma nào biết ai đã diễn lại thất bại của chúng để không thể đến quấy nhiễu dân làng.


Lễ hội được tổ chức từ rạng sáng cho đến trời tối với các nghi thức lễ tế, cúng rước long ngai, bài vị thần từ đình Làng Mỏ lên miếu Xa Vùn cùng các trò diễn, trò chơi dân gian. Các hoạt động tại lễ hội gắn liền với sự tích đánh giặc, giữ đất giữ làng của người dân.


Các bà then múa trầu trong đám rước.


Linh vật cung tiến là Tàng thinh - Mặt nguyệt, sinh thực khí thể hiện sự sinh sôi nảy nở của con người.


Trình diễn tục hèm đánh trận trong lễ hội. Dẫn đầu 24 binh lính là 2 vị chánh tướng và 2 phó tướng.


12 binh lính tham gia màn đấu gươm như trong chiến trận.


12 binh lính khác biểu diễn màn đấu mác.


Linh vật sinh thực khí năm nay được chuẩn bị rất công phu.


Chị Nguyễn Thị Lan (Thái Nguyên) cho biết, tranh thủ về thăm người thân ở gần thị trấn Bắc Sơn, chị đến chơi hội Ná Nhèm. “Đây là lần đầu tiên tôi được thấy lễ hội bôi mặt nhọ như thế này, rất đặc biệt”, chị nói.

Tác giả bài viết: Hồng Vân

BÀI MỚI ĐĂNG


TOP