Nguyên tắc xét tuyển: từ trên cao xuống thấp, xét nhiều đợt cho hết chỉ tiêu của từng ngành.
Nếu thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1, sẽ được chuyển sang nguyện vọng 2 và xét bình đẳng với các thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 vào ngành đó.
Đối với thí sinh là người nước ngoài xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Trước đó, 3 trường ĐH Bách khoa Hà Nội, trường ĐH Kinh tế quốc dân và trường ĐH Ngoại thương cũng ra điều kiện riêng trong xét tuyển.
Điều kiện được đăng ký xét tuyển vào trường ĐH Bách khoa Hà Nội như sau:Thí sinh đạt đủ điều kiện tham gia tuyển sinh quy định tại Điều 6 của Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy hiện hành và đã đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển đại học; không có môn thi nào trong tổ hợp xét tuyển có kết quả từ 1,0 điểm trở xuống.
Tổng điểm trung bình của các môn học thuộc tổ hợp môn xét tuyển, tính cho 06 học kỳ THPT từ 20,0 trở lên (Trường sẽ kiểm tra học bạ THPT khi thí sinh trúng tuyển đến nhập học). Điều kiện này không áp dụng cho thí sinh thuộc diện tuyển thẳng và thí sinh thi liên thông từ hệ cao đẳng chính quy của Trường lên đại học. Điểm xét tính từ kết quả thi của tổ hợp môn xét tuyển không thấp hơn 6,0.
Trường ĐH Kinh tế quốc dân đưa ra điều kiện xét tuyển riêng là điểm ba môn thi của tổ hợp môn xét tuyển cao hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Bộ GD-ĐT ít nhất 2 điểm.
Trường ĐH Ngoại thương yêu cầu điểm trung bình chung học tập của từng năm lớp 10, 11, 12 từ 6,5 trở lên, hạnh kiểm của từng năm lớp 10, 11, 12 từ khá trở lên, điểm ba môn thi (theo tổ hợp môn xét tuyển) đạt mức điểm thông báo nhận hồ sơ xét tuyển của nhà trường.
Tác giả bài viết: Hồng Hạnh