"Cơn điên" làm nên lịch sử
Khi mới gia nhập đội năng khiếu Quỳnh Lưu, cầu thủ này thường chơi ở vị trí hậu vệ và tiền vệ trái. Không biết "trời xui đất khiến" thế nào mà lúc tới lò SLNA, anh được các HLV đặt vào khung gỗ. Không có giáo trình, học cụ nào, "người gác đền" trẻ tuổi phải học theo kiểu "nhìn và làm theo".
Số phận một lần nữa trao cơ hội cho anh trước thềm AFF Cup 2008. Những thủ môn khác người thì bị loại do vô kỷ luật, người lại sa sút phong độ. Anh tiến lên nhận lấy vai trò "người gác đền" số một của ĐT Việt Nam. Đó cũng là giải đấu mà đoàn quân áo đỏ đăng quang theo kịch bản không thể nghẹt thở hơn. Năm đó, chàng thủ môn xuất sắc còn nhận danh hiệu cao quý Quả bóng vàng.
Người được nhắc đến trong câu chuyện chính là Dương Hồng Sơn. Tại AFF Cup 2008, hình ảnh của anh cũng là hình ảnh biểu trưng cho ĐT Việt Nam: Không được đánh giá, mắc những sai lầm, nhưng luôn bình tĩnh sửa sai, cố gắng hết sức và cuối cùng giành lấy vinh quang.
Khi mới gia nhập đội năng khiếu Quỳnh Lưu, cầu thủ này thường chơi ở vị trí hậu vệ và tiền vệ trái. Không biết "trời xui đất khiến" thế nào mà lúc tới lò SLNA, anh được các HLV đặt vào khung gỗ. Không có giáo trình, học cụ nào, "người gác đền" trẻ tuổi phải học theo kiểu "nhìn và làm theo".
Số phận một lần nữa trao cơ hội cho anh trước thềm AFF Cup 2008. Những thủ môn khác người thì bị loại do vô kỷ luật, người lại sa sút phong độ. Anh tiến lên nhận lấy vai trò "người gác đền" số một của ĐT Việt Nam. Đó cũng là giải đấu mà đoàn quân áo đỏ đăng quang theo kịch bản không thể nghẹt thở hơn. Năm đó, chàng thủ môn xuất sắc còn nhận danh hiệu cao quý Quả bóng vàng.
Người được nhắc đến trong câu chuyện chính là Dương Hồng Sơn. Tại AFF Cup 2008, hình ảnh của anh cũng là hình ảnh biểu trưng cho ĐT Việt Nam: Không được đánh giá, mắc những sai lầm, nhưng luôn bình tĩnh sửa sai, cố gắng hết sức và cuối cùng giành lấy vinh quang.
Hồng Sơn là biểu tượng cho tinh thần chiến đấu của ĐT Việt Nam tại AFF Cup 2008.
Chia sẻ về bí quyết năm ấy, Sơn "miền núi" chỉ dùng một chữ "điên". Theo anh, chỉ có cách bỏ hết mọi thứ xung quanh, dồn toàn tâm toàn ý vào trận đấu như một "gã điên", thì mới vượt qua được các thử thách. Với Dương Hồng Sơn, chuyện sai lầm này nọ trên sân là quá bình thường. Ai sữa chữa được nó mới đích thị là người có bản lĩnh.
Thật vậy, tại AFF Cup 2008, chàng thủ môn xứ Nghệ từng "tặng" cho Malaysia một quả phạt dẫn đến bàn thắng hay để người Thái dẫn trước ngay tại Mỹ Đình. Tuy nhiên, anh cũng là người dám đỡ ngực câu giờ ở phút bù giờ khiến Singapore tuyệt vọng hay từ chối hàng tá cơ hội nguy hiểm của Thái Lan. Những gì Dương Hồng Sơn làm được chính là biểu hiện của bản lĩnh.
Quế Ngọc Hải, Công Phượng và ĐT Việt Nam có "điên"?
Từ đầu AFF Cup 2016, ĐT Việt Nam chưa có trận nào được đánh giá thực sự toàn vẹn. Đoàn quân áo đỏ nhiều lần rơi vào trạng thái căng cứng, thậm chí có phần hoảng loạn, dẫn đến việc không thể hiện hết khả năng và lối chơi. 2 nhân vật điển hình cho tình trạng này là Quế Ngọc Hải và Công Phượng.
Theo đánh giá của chuyên gia Vũ Mạnh Hải, Ngọc Hải là cầu thủ có tố chất thủ lĩnh nhất trong hàng thủ ĐT Việt Nam. Tuy nhiên, trong trận đấu với Indonesia, sau khi mắc sai lầm thì Ngọc Hải tỏ ra luống cuống, "quên" cả kỹ năng tranh cướp bóng.
Ngọc Hải chưa có độ "lì" cần thiết.
Công Phượng cũng mang nhiều biểu hiện của cầu thủ chịu nhiều áp lực. Mỗi khi nhận bóng, tiền đạo xứ Nghệ thường xử lý thiếu quyết đoán, thiếu tỉnh táo và để thời cơ trôi qua. Phượng tự thua kém chính mình khi trước chứ chưa nói đến chuyện tiến bộ.
Công Phượng còn phải cải thiện rất nhiều.
Để giải quyết vấn đề này, có lẽ Ngọc Hải, Công Phượng và cả ĐT Việt Nam cần học cách "điên" từ thủ môn Dương Hồng Sơn. Không phải "điên" đến mức chơi chặt chém, không suy nghĩ. Mà là dồn toàn bộ tâm trí vào trận đấu, bỏ ngoài tai mọi thứ không cần thiết. Nếu chẳng may gặp sai sót, mau chóng tập trung trở lại.
Làm được như vậy, ĐT Việt Nam sẽ không bị "run" nữa. Khi đó, nhiệm vụ tiễn người Indonesia khỏi AFF Cup 2016 cũng chẳng còn là điều gì đó khó hơn lên trời.
Tác giả bài viết: Lupo
Nguồn tin: