Lệnh cấm được đưa ra trước các lo ngại về an ninh và hoạt động gián điệp. Theo Epoch Times, WeChat không cung cấp giải pháp mã hoá đầu cuối giữa người dùng, khiến dữ liệu có thể bị rò rỉ với bên thứ ba. Ngoài ra, tất cả tin nhắn được lưu trữ trên máy chủ WeChat ở Trung Quốc.
WeChat được cơ quan an ninh một số nước cấm nhân viên sử dụng. Ảnh minh hoạ. |
Trong báo cáo của Amnesty International về khả năng bảo vệ quyền riêng tư trong các ứng dụng nhắn tin thông dụng trên toàn cầu, WeChat được chấm 0/100 điểm.
Không riêng Australia, Bộ Quốc phòng Ấn Độ hồi 12/2017 cũng đưa ra danh sách hơn 40 ứng dụng cho điện thoại thông minh mà Trung Quốc phát triển, trong đó WeChat được coi là "phần mềm gián điệp" (spyware). Nhân viên an ninh nước này được yêu cầu gỡ các ứng dụng đó khỏi điện thoại.
Tháng 5/2017, Nga cũng chặn WeChat với lý do vi phạm quy định trong việc cho một công ty công nghệ nước ngoài lưu trữ dữ liệu của người dùng nước này tại máy chủ nằm ngoài lãnh thổ Nga.
Trong khi đó tại Mỹ, cơ quan tình báo nước này cảnh báo nguy cơ gián điệp khi nhân viên sử dụng điện thoại của Huawei và ZTE, hai công ty được cho là có sự bảo trợ của chính phủ Trung Quốc. Các nhà lập pháp Mỹ cũng đề xuất dự luật cấm các cơ quan chính phủ mua thiết bị của Huawei và ZTE.
Tác giả: Bảo Anh
Nguồn tin: Báo VnExpress