Kinh tế

7 ngộ nhận phổ biến về cách làm giàu

Có thể bạn chưa giàu vì bạn đang bó buộc suy nghĩ của mình trong những ngộ nhận mà bạn được nghe, được dạy dỗ suốt nhiều năm mà vẫn tưởng là chân lý, ví dụ như "cần có tiền để làm ra tiền" hay "tiền không mọc trên cây"…

Cần có tiền để làm ra tiền

Scott Trench – Phó chủ tịch điều hành của BiggerPockets nói rằng "cần có tiền để làm ra tiền" là ngộ nhận lớn nhất mà những người mong muốn giàu có thường gặp phải. Nhiều người nghĩ rằng, cách duy nhất để làm giàu chính là phải cần có một số tiền ban đầu, hay gọi đơn giản là vốn. Tuy nhiên, theo Scott Trench, thay vì tự bó chặt mình trong tư tưởng đó, mọi người hãy tự đặt câu hỏi: "Những người giàu đã làm gì khi họ còn ở vị trí của tôi?"

Cũng theo doanh nhân này, chìa khóa để làm giàu là chi tiêu ít hơn số tiền mình đang kiếm được để dùng khoản dư đầu tư vào việc khác. “Vấn đề là mọi người đang nghĩ rằng đầu tư là việc thụ động và người giàu chỉ cần ném tiềm vào chỗ nào đó rồi chờ nó sinh sôi nảy nở”, ông Trench chỉ ra suy nghĩ sai lầm và giải thích thêm: “Người giàu không làm như vậy. Họ cẩn thận nghiên cứu và tận dụng các cơ hội tiềm năng. Họ luôn đo lường và theo dõi tiến độ đầu tư. Hầu hết những người giàu có đều sở hữu nhiều khoản đầu tư khác nhau và họ rất chủ động tham gia vào việc đầu tư của mình”.

Tiền không mọc trên cây

1tien tren cay 7301 1482433328

Trong tự nhiên, chắc chắn tiền không mọc trên cây, nhưng về nghĩa bóng thì các chuyên gia tài chính nói là có. Triệu phú tự thân Steve Siebold, tác giả của quyển sách "How Rich People Think – Cách suy nghĩ của người giàu" tin rằng tiền mọc trên cây nhưng không phải cây thông thường mà là "cây ý tưởng".

“Ngộ nhận ‘tiền không mọc trên cây’ khiến mọi người tin rằng tiền là khan hiếm và khó tìm thay vì thấy tiền cũng nhiều và dễ tìm như việc giải quyết một vấn đề thông qua sự bền bỉ và suy nghĩ sáng tạo”, Siebold nói. “Tiền có thể không mọc trên cây nhưng có những nguyên tắc để nó phát triển. Bạn phải thử thách bản thân để tìm ra những nguyên tắc đó là gì. Và dù bạn là ai, bạn có địa vị thế nào thì những gì bạn có được sẽ ngày càng nhiều lên”.


Tiền là nguồn gốc của tội lỗi

Câu nói "Tiền là nguồn gôc của tội lỗi" được cho là xuất phát từ Kinh Thánh. Tuy nhiên, câu nói này đã bị trích dẫn sai qua nhiều thế kỷ vì nguyên văn phải là "Đối với tình yêu của tiền bạc là cội rễ mọi điều ác’, tức ý phê phán những người là nô lệ cho đồng tiền.

Khi còn là một đứa trẻ, Ed Brancheau - CEO of Goozleology cũng được dạy câu nói quen thuộc đã vốn bị trích dẫn sai này. “Tất nhiên, khi bạn nghe câu nói đó, nhất là khi còn nhỏ thì thật khó để dành dụm tiền mà không có cảm giác tội lỗi. Nhưng tới khi bạn biết được câu trích một cách đầy đủ thì bạn sẽ có thể tích cóp tiền mà không còn thấy tội lỗi”, Ed Brancheau nói.

Một xu tiết kiệm cũng như một xu làm ra

Câu nói phổ biến này cho thấy rất nhiều người ngộ nhận rằng tiết kiệm chính là cách tốt nhất để làm giàu. Vấn đề nằm ở chỗ, ngộ nhận này khiến mọi người quá chú trọng đến những việc tủn mủn và sống cuộc đời kham khổ để mong được giàu có về sau.

“Mọi người phải bỏ đi tư duy quẩn quanh những đồng bạc lẻ để tập trung năng lượng và suy nghĩ cho những điều lớn hơn, số tiền lớn hơn”, triệu phú đôla Steve Siebold khuyên và cảnh báo nếu người nào đặt quá nhiều tâm sức chỉ để suy nghĩ đến việc chắt mót những món tiền nhỏ thì họ dễ dàng bỏ mất cơ hội để kiếm được các khoản tiền to từ những cơ hội đầu tư hay ý tưởng trong đầu.

Một ngày, một đôla

2steve 7091 1482433328

Thành ngữ "Một ngày, một đôla" cũng tương tự với câu nói "Thời gian là tiền bạc" mà nhiều người hay dùng. Nhưng không may, theo các chuyên gia, tư tưởng này không phải lúc nào cũng đúng. “Số đông mọi người đổi thời gian lấy tiền bạc. Điều này tạo ra niềm tin rằng làm ra tiền là một quá trình kết nối trực tiếp với thời gian. Tuy nhiên, để tạo ra một số tiền lớn thì đòi hỏi phải có những suy nghĩ phi tuyến tính”, triệu phú Steve Siebold nói.

Do vậy, đôi khi trở nên giàu có không phải nhờ vào thời gian làm việc dài mà chính là nhờ vào những kiến thức và kỹ năng được một người vận dụng tốt đến mức nào để tạo ra nhiều tiền trong thời gian ngắn nhất.

Nhà cửa, xe cộ, bằng cấp là tài sản

Theo Scott Trench, không nhất thiết phải xem nhà cửa, xe cộ, bằng cấp là những khoản đầu tư thông minh nếu muốn giàu có. Sau tất cả, việc sở hữu một căn nhà, chiếc xe thực tế còn khiến ta tốn tiền thêm hàng tháng. Tùy thuộc vào chi phí mà bạn bỏ ra để sở hữu chúng, có khi về lâu dài bạn còn lâm nợ vì chúng.

“Chắc chắn bạn có thể tranh luận rằng việc sở hữu một chiếc xe, một ngôi nhà sẽ rẻ hơn so với đi thuê. Cùng với đó, việc có tấm bằng đại học sẽ kiếm được nhiều tiền hơn khi không có bằng. Nhưng thật sự, dù khiến bạn bạn thất vọng nhưng tôi phải nói bạn không nên xem những thứ này là tài sản nếu như muốn giàu có. Nếu bạn giữ quan điểm mua sắm những thứ này là đầu tư thông minh thì triển vọng tốt nhất của bạn chỉ là đứng vào hãng ngũ của tầng lớp trung lưu”, Trench chia sẻ quan điểm.

Vị doanh nhân này đưa ra lời khuyên, nếu đặt mục tiêu là giàu có thì điều quan trọng là bạn phải theo đuổi các tài sản có thể tăng trưởng giá trị và tạo ra được sự luân chuyển tiền tệ, ví dụ như mua lại cổ phần doanh nghiệp, cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản… thay vì xa xỉ vào những chiếc xe đắt tiền hay ngôi nhà để ở một cách xa hoa.

Giàu có đi liền với ích kỷ

Có một số người thậm chí còn ngộ nhận để giàu có thì phải ích kỷ. Trong khi đó, các chuyên gia tài chính cho rằng, không có gì sai khi bạn phải tập trung thời gian và tiền bạc cho mục tiêu kiếm tiền của bản thân trước.

“Đa số mọi người được dạy từ nhỏ rằng phải quan tâm đến nhu cầu của những người xung quanh trước nhu cầu của bản thân. Điều này có vẻ như là một lý tưởng sống cao cả nhưng nó thật sự là một lời khuyên tồi tệ nếu đặt nó vào trường hợp kiếm tiền. Để làm ra tiền, bạn cần có một khoảng thời gian bắt đầu đầy tập trung để xây dựng quá trình làm giàu. Một khi bạn đã giàu có thì bạn có thể sẵn sàng tình nguyện san sẻ hoặc đóng góp vào các hoạt động từ thiện”, Siebold nói.

Tác giả bài viết: Viễn Thông (theo Business Insider)

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG


TOP